Chào bạn. Nếu như bạn đang tìm kiếm một cơ hội đầu tư các…
Hình thức đầu tư cổ phiếu Mỹ qua Etoro sẽ gặp phải các Rủi Ro như thế nào?
Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến (Bạn)
Trước khi Tôi và đội nhóm của mình thực hiện chia sẻ các nội dung đầu tư tài chính tại Etoro thì mình cũng đã tìm hiểu khá kỹ về các quy định liên quan đến đầu tư ra nước ngoài của cá nhân người Việt Nam.
Thực ra khi cá nhân thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư thì sẽ nằm trong các quy định như sau:
– Luật Các tổ chức tín dụng;
– Luật Xử lý vi phạm hành chính;
– Pháp lệnh ngoại hối 2005 và sửa đổi năm 2011;
– Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
– Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định này thay thế Nghị định 96/2014 và có hiệu lực từ ngày 31/12/2019).
Theo Điều 36 Pháp lệnh Ngoại hối quy định nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối như sau:
(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản;
(ii) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.
Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam chưa “mở” cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mang tiền ra nước ngoài mua nhà, mua cổ phiếu chính, đầu tư tài chính là gốc rễ của những vấn đề pháp lý liên quan đến trường hợp này.
Theo Pháp lệnh Quản lý ngoại hối 2005 và sửa đổi năm 2011, “người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép cho các mục đích học tập, chữa bệnh ở nước ngoài, đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài, trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài, trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài, chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài, chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài, và các mục đích chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác”.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có quy định nào xác định chuyển tiền ra nước ngoài mua nhà, mua cổ phiếu thuộc trường hợp “chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp” nêu trên. Các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ cho phép mỗi cá nhân Việt Nam được chuyển tiền ra nước ngoài như sau:
Hạn mức chuyển tiền được quy định như sau:
– Cá nhân chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích học tập thì mức tiền dựa trên tổng số tiền trong thông báo học phí mà cá nhân phải nộp cho nhà trường và tổng số tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cũng như sinh hoạt hàng ngày/ hàng tháng dựa trên: thông báo sinh hoạt, trường hợp không có thông báo sinh hoạt phí cá nhân trong nước có thể thủ tục chuyển với hạn mức tối đa không quá hai mươi năm nghìn USD/người/năm.
– Cá nhân đi chữa bệnh thì hạn mức chuyển tiền sẽ dựa trên tổng số tiền trên hóa đơn/ thông báo của các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp được nước sở tại công nhận và tổng số tiền để chi trả khoản chi phí sinh hoạt khi ở tại nước ngoài theo hóa đơn hoặc thông báo sinh hoạt, nếu không có chứng từ chứng minh thì cá nhân trong nước có thể chuyển với hạn mức không quá hai mươi năm nghìn USD/người/năm.
– Cá nhân đi công tác hoặc du lịch thì có thể mua ngoại tệ và mang theo khoảng 7000 USD/người/lần
– Cá nhân là công dân Việt Nam có nghĩa vụ trợ cấp thân nhân đang định cư ở nước ngoài thì không hạn mức số tiền chuyển nhượng, còn các đối tượng khác thì hạn mức chuyển tiền tối đa không quá 25000 USD/người/năm; được hưởng thừa kế thì chuyển trên số tiền người đó được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, chuyển sang bên phía nước ngoài định cư thì số tiền được gửi tổng số tài sản mà cá nhân đang có được coi hợp pháp.
Hình thức đầu tư cổ phiếu tại Etoro bản chất không phải là nhà đầu tư mang tiền ra nước ngoài mua cổ phiếu . Việc chuyển tiền này vẫn đang được thực hiện chuyển qua một công ty ở Việt Nam thay mặt Etoro nhận tiền.
Nếu bạn có đầu tư bất động sản nước ngoài thì đây cũng là một hoạt động khá phổ biến mà các công ty mối giới bất động sản Việt Nam đang hỗ trợ. Hoàn toàn không đúng và cũng không sai theo quy định của pháp luật. Đây là một vùng xám trong quy định hiện hành.
Mặt khác quy định hiện tại ở Mỹ cũng không cho phép người Việt Nam được sở hữu cổ phiếu Mỹ , chính bởi vậy mà việc thực hiện mua cổ phiếu Mỹ bởi các cá nhân Việt Nam trên nền tảng Etoro thực hiện là hoạt động mà nhà đầu tư ủy quyền cho Etoro mua cổ phiếu ở Mỹ.
Việc thực hiện ủy quyền này cho tổ chức tài chính nước ngoài thực hiện đầu tư thì quy định pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể. Bạn có thể xem thêm tại điều 138 và điều 562 luật dân sự năm 2015.
Chính vì vậy mà rủi ro trọng hoạt động ủy quyền đầu tư cổ phiếu nước ngoài trên nền tảng Etoro nằm ở một số khía cạnh như sau:
- Rủi ro về pháp lý: Khi có tranh chấp xảy ra giữa nhà đầu tư cá nhân và Etoro xảy ra thì không có cơ sở pháp lý để xử lý theo quy định pháp luật tại Việt Nam. Vì vậy mà hai bên sẽ tự phải thỏa thuận, thương lượng để xử lý theo quy định tại nước mà Etoro đang hoạt động.
- Rủi ro về tài chính: Nếu tiền của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư không được Etoro sử dụng vốn đúng mục đích vào việc mua cổ phiếu mà vào các mục đích khác thì có thể sẽ xảy ra việc mất thanh toán của sàn, khả năng cam kết hoàn vốn cho nhà đầu tư khó có thể thực hiện được.
- Rủi ro về công nghệ: Hiện tại toàn bộ dữ liệu tiền, văn bản kí đều thực hiện online. Chính vì vậy mà lỡ không may hệ thống bị hacker tấn công cũng là một rủi ro có thể xảy ra. Hoặc hệ thống lỗi làm cho giao dịch bị lỡ không thực hiện được ngay.
Tôi chắc chắn rằng đây là các rủi ro có thể xảy ra đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào một sàn giao dịch, hoặc một doanh nghiệp tại Việt Nam hay trên thế giới.
Tuy nhiên nếu nhìn rộng ra hơn một chút thì chúng ta cũng phải nhìn nhận ở khía cạnh khác. Etoro hiện tại cũng đang được đánh giá là một công ty gần 1 tỷ USD theo vốn góp của các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới như Commerzventures, Korea Investment Partner, SparkCapital, SBI Holdings, PingAn, CM – Fin.
Theo đánh giá cá nhân của tôi thì hệ thống công nghệ sẽ là tiêu chí tốt nhất cho sự minh bạch. Đồng thời với các đối tác lớn tham gia đầu tư thì sự minh bạch sẽ càng trở nên tốt hơn.
Ngoài ra Etoro được giám sát bởi các cơ quan tài chính của Anh, Úc, Síp nên hoạt động sẽ được minh bạch hơn. Các cơ quan giám sát gồm:
– Etoro được cấp phép bởi Công ty Dịch vụ Tài chính được cấp phép và quản lý bởi Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Đảo Síp (CySEC) theo giấy phép số #109/10.
– eToro (UK) Ltd là Công ty Dịch vụ Tài chính được Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FCA) cấp phép và quản lý theo giấy phép số FRN 583263.
– eToro AUS Capital Pty Ltd. được Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) cấp phép cung cấp dịch vụ tài chính theo Giấy phép Dịch vụ Tài chính 491139 của Úc.
Rủi ro thì vẫn hiện hữu có thể xảy ra ở bất kể hình thức đầu tư nào và việc nhìn thấy các rủi ro này là một điều kiện bắt buộc trước khi tham gia đầu tư.
Bạn cần cân nhắc trước các lợi ích đầu tư tài chính mà Etoro mang lại và các rủi ro có thể xảy ra.
Hòa sẽ viết một bài khá chi tiết về các lợi ích đầu tư tài chính mà Etoro có thể mang lại ở bài viết sau. Mọi người hãy comment xuống phía dưới các câu hỏi, mong muốn cần giải đáp để cùng thảo luật thêm nhé.
Còn rất nhiều các bài viết khác mà Hòa chia sẻ về Etoro. Bạn có thể tìm hiểu thêm Tại đây.
Chúc các bạn sẽ có một quyết định sáng suốt khi tham gia đầu tư tại Etoro.
This Post Has 0 Comments