Nợ xấu là gì? Làm sao bị rơi vào nợ xấu

Chào các bạn,
Hiện tại rất nhiều khách hàng có liên hệ với Website tài chính cá nhân Tiencuatoi.vn để hỏi về nợ xấu. Chưa rõ nợ xấu là như thế nào và làm sao lại mắc nợ xấu
Sau dây mình xin chia sẻ một số nội dung giúp bạn hiểu rõ về nợ xấu
1.Quy định phân loại nhóm nợ của Ngân hàng nhà nước
Theo quy định về phân loại nhóm nợ của Ngân hàng nhà nước cụ thể như sau:
Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:
“a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
– Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
– Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;
– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này”.
Như vậy theo quy định Ngân hàng nhà nước thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
2. Các nguyên nhân mắc nợ xấu, nợ quá hạn
Khách hàng thường mắc nợ xấu, nợ quá hạn bởi các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên Tiền Của Tôi xin đưa ra các nguyên nhân chính như sau:
- Do khách hàng không có tiền đóng đúng ký trả nợ gốc, nợ lãi theo quy định, hợp đồng tín dụng.-
- Do hệ thống ngân hàng thông báo sai số tiền phải đóng hàng ký của khách hàng. Ví dụ hàng tháng ngân hàng nhắn tin SMS cho KH số tiền phải đóng là 5 triệu, tuy nhiên theo quy định Hợp đồng tín dụng khách hàng phải đóng tới 5,3 triệu. Như vậy khách hàng đã đóng thiếu.
- Do hệ thống ngân hàng lỗi nên báo cáo dữ liệu lên trung tâm thông tin tín dụng bị sai
- Do hệ thống thông tin tín dụng bị lỗi.
Dù các nguyên nhân nợ quá hạn, nợ xấu xuất phát từ đâu thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của khách hàng. Khách hàng sẽ khó khăn hơn trong các giao dịch tài chính với các tổ chức tín dụng hoặc đối tác khác.
Trên đây là các chia sẻ giúp bạn hiểu rõ về nợ xấu và các nguyên nhân mà bạn có thể mắc phải nợ xấu.
Nếu bạn thấy có ích và giúp bạn hiểu được giá trị này, vui lòng share để nhiều người biết hơn nữa bạn nhé.
