skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Bollinger bands trong Phân tích kỹ thuật là gì?

Bollinger bands

Được John Bollinger phát triển, Bollinger bands là một công cụ kết hợp giữa đường trung bình động MA và độ lệch chuẩn. Giữa dải trên và dải dưới của bollinger bands là phạm vi hoạt động của đường giá, khi đường giá di chuyển ra khỏi đường bollinger bands thường sẽ có xu hướng quay trở lại.

Công cụ này bao gồm 3 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu

  1. Dải giữa: trung bình giá
  2. Dải trên: đường trung bình giá + 2 độ lệnh chuẩn giữa giá và đường trung bình
  3. Dải dưới: đường trung bình giá – 2 độ lệnh chuẩn giữa giá và đường trung bình

Độ lệch chuẩn là một phép đo toán học của việc các con số trong một nhóm lệch bao nhiêu so với mức trung bình của nhóm số đó, và các con số ở đây chính là giá cả. Sử dụng độ lệch chuẩn đảm bảo các đường bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp. Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng.

Sử dụng

Bollinger bands được sử dụng hiệu quả nhất khi đường giá chạm hoặc vượt qua đường bollinger bands ra ngoài. Hai đường này luôn luôn điều chỉnh theo biến động giá hiện tại, do đó khi đường bollinger bands tiếp xúc với đường giá thường phản ánh những thay đổi đáng kể trong hoạt động giá cơ bản.

Nếu giá vượt ra ngoài dải bollinger bands và tiếp tục nằm ngoài giải thì thì xu thế tăng hoặc giảm giá hiện tại sẽ tiếp tục. Nếu giá vượt ra ngoài dải bollinger rồi quay trở lại nằm trong dải thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu hướng hiện tại.

  • Tín hiệu mua: tín hiệu mua được hình thành khi đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới rồi quay trở lại trong dải.
  • Tín hiệu bán: tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên rồi quay trở lại trong dải.

Bạn có thể sử dụng Bollinger bands với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để xác nhận hoặc bác bỏ các dấu hiệu của nó. Bollinger bands có thể giúp xác định nhiều mô hình đảo chiều của giá, thông thường giá không có khả năng thâm nhập đường bollinger bands vào lần test thứ hai (hai đỉnh hoặc hai đáy) hay lần test thứ ba (vai đầu vai).

Kết luận

Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai. Đường Bollinger được thiết kế để bổ sung cho việc phân tích kỹ thuật và các công cụ khác. Bản thân đường Bollinger đáp ứng 02 chức năng chính :

  • Xác định các khoảng thời gian độ biến động cao hoặc thấp
  • Xác định các khoảng thời gian giá đang ở mức kháng cự hay hỗ trợ.

Như đã đề cập ở trên, giá cổ phiếu có thể chuyển đổi qua lại giữa biến động mạnh và biến động thấp. Đường Bollinger có thể xác định khoảng thời gian biến động ít do đó có thể đáp ứng vai trò một công cụ cảnh báo động thái của giá cổ phiếu. Trong phân tích kỹ thuật, kết hợp cùng các công cụ khác, đường bollinger có thể giúp xác định chiều của một biến động mạnh.

Bạn đọc quan tâm về đầu tư và các kiến thức về chứng khoán tải App thông tin thị trường chứng khoán Sigmastock sau: http://sigmastock.net/

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào Nhà đầu tư,

Tôi là Nguyễn Thanh Tùng, chuyên viên tư vấn tài chính công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT. Với hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn Khách hàng lựa chọn Trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường, điều tôi luôn ưu tiên hàng đầu là uy tín và bảo vệ tài sản cho khách hàng tham gia.

Trong quá trình công tác tại tôi đã tư vấn thành công hơn 180 tỷ trái phiếu cho Khách hàng cá nhân, là nhân viên xuất sắc của năm 2017, là chuyên viên viết cuốn kiến thức đầu tư cơ bản cho KH mới tham gia vào thị trường và thường xuyên cung cấp kiến thức cho NĐT qua các buổi chia sẻ trực tiếp.

Ngoài mảng trái phiếu, tôi còn hỗ trợ Khách hàng quản lý tài chính cá nhân và phân bổ lại danh mục cho hiệu quả và tối ưu. Để gia tăng tài sản và được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ với tôi qua FB, Email hoặc Youtube.