skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Cách mình thiết lập quỹ dự phòng khẩn cấp ?

Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều lúc chúng ta bắt buộc phải chi tiền cho những khoản bất thường cho những việc như:
1. Ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
2. Nhà cửa, xe cộ, trang thiết bị gia đình bị hỏng phải sửa chữa.
3. Người thân gặp ốm đau bệnh tật.
4. Sự tăng giá của các khoản chi thiết yếu như ăn uống, học tập hàng ngày…
5. Thất nghiệp hoặc thu nhập bị suy giảm.
Vì vậy mà chúng ta luôn luôn phải có một quỹ dự phòng cho bản thân mình để xử lý cho các biến cố trên. Mình gọi đó là quỹ dự phòng khẩn cấp cá nhân.
Vậy quỹ dự phòng khẩn cấp cá nhân này bao nhiêu là đủ ?
Mình nghĩ không có một mức cố định nào áp dụng chung với tất cả mọi người vì nhu cầu và mức sống của mỗi người khác nhau. Ngoài ra nếu mức dự phòng càng cao thì mức độ an toàn tài chính càng cao hơn. Tất nhiên mỗi người vẫn phải xem xét tới túi tiền của mình.
Cách mình thường làm là:
– Với chi phí sửa chữa cho ốm đau, bệnh tật: Bằng mức chi phí bình quân 3 năm gần nhất.
– Chi phí dự phòng ốm đâu bệnh tật cho người thân tương đương cá nhân mình: 10 triệu đồng
– Với chi phí sửa chữa tài sản: Bằng 20% tổng tài sản tiêu dùng.
– Với chi phí ăn uống, học hành, đi lại: Khoảng 6 đến 12 tháng chi tiêu.
Ví dụ: chi phí khám chữa bệnh bình quân 3 năm của mình là 10 triệu.
Tổng tài sản tiêu dùng gia đình mình là 100 triệu thì dự phòng sửa chữa là 20 triệu.
Tổng chi tiêu hàng tháng gia đình là 10 triệu thì mức dự phòng tối thiểu là 60 triệu.
Như vậy tổng cộng dự phòng của mình là 10+10+ 20+60 = 100 triệu đồng. Đó là mức tối thiểu mà mình phải để dư ra hàng năm.
Vậy công cụ tài sản nào nào tối ưu để mình có thể làm được việc này ?
– Với chi phí ốm đâu, bệnh tật (cá nhân + người thân) mình sử dụng bảo hiểm y tế là rẻ nhất khoảng hơn 1 triệu đồng, bảo hiểm sức khỏe từ 3- 6 triệu đồng. Vẫn còn dư một khoản tiền mặt phòng cho các chi phí phát sinh thêm. Bạn nào có điều kiện hơn thì mua bảo hiểm nhân thọ (đặc biệt với những bạn dùng vay nợ nhiều dùng tiền trả nợ từ sức lao động cá nhân, chủ doanh nghiệp kinh doanh thì nên có.).
– Với chi phí sửa chữa tài sản, chi phí chi tiêu thiết yếu: Mình dùng tiết kiệm ngân hàng gửi lãi có kỳ hạn 12 tháng và mình kết hợp với 1 tài khoản rút tiền linh hoạt chịu lãi bằng với lãi tiết kiệm ngân hàng.
Nhiều bạn bảo mình sao không dùng quỹ trái phiếu và vàng. Một vài nhược điểm của các tài sản này mình thấy không phù hợp. Tuy nhiên có thêm để đa dạng danh mục quỹ dự phòng cũng rất tốt.
– Với quỹ trái phiếu: Chịu phí mua (một vài công ty), chịu phí bán (sau tối thiểu 1 năm miễn phí tùy công ty), thuế thu nhập cá nhân. Thanh khoản kém hơn vì tiền thường về chậm từ 1 ngày đến 1 tuần. Đặc biệt những lúc thị trường tài chính khó khăn thì lại khó bán.
– Với Vàng: Tính thanh khoản tốt nhưng chênh lệnh giá mua và bán rất cao từ 2%- 6% tùy từng thời điểm. Khi mình có tiền mình để vào dự phòng tiếp thì rõ ràng là mình mất phí chênh lệch hơi nhiều.
Trên đây là một vài suy nghĩ của các nhân mình về một quỹ dự phòng khẩn cấp. Bạn đang xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp như thế nào ? Bạn có thể commnet chia sẻ để cùng nhau học hỏi nhé.

Nếu bạn thích bài viết này

Đăng ký nhận email các bài viết mới của Hòa và món quà đặc biệt dành tặng bạn

    Không bao giờ Spam. Tôi hứa với bạn.

    This Post Has 0 Comments

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Xin chào Anh chị và các bạn. Em là Thanh Mai - Supporter của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

    Tìm hiểu thêm về Admin và những giá trị mà Blog TienCuaToi mang lại cho Cộng đồng tại đây. 

    Follow Admin Trịnh Công Hòa trên Facebook cá nhân và đăng ký kênh Youtube  và Nghe Postcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần anh chị nhé.

    Close mobile menu