skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Cách thức giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW)

Sản phẩm Chứng quyền dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối quý 1/2019, tuy nhiên khá nhiều NĐT vẫn chưa nắm được cách thức giao dịch hay thực hiện CW khi đáo hạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp NĐT trả lời các thắc mắc thông qua các câu hỏi FAQ:

1. NĐT có thể mua CW qua kênh nào?

Để giao dịch Chứng quyền có bảo đảm, nhà đầu tư có hai cách sau:

(1) Mua trực tiếp từ tổ chức phát hành tại thời điểm phát hành chứng quyền: NĐT đăng ký số lượng mua với CTCK phát hành CW

(2) Mua/bán chứng quyền đã niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán:

  • Sau khi phát hành CW sẽ được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán HCM, nđt có thể mua và bán lại CW như Chứng khoán thông thường.
  • Thời gian thanh toán bù trừ: T+2 ngày

Nếu giữ CW đến đáo hạn, NĐT sẽ được thanh toán phần lãi chênh lệch theo công thức sau:

Thanh toán = Giá CKCS bình quân 5 phiên trước ngày đáo hạn – Giá thực hiện

2. Nhà đầu tư có thể mua chứng quyền bán không?

Không, theo quy định hiện tại của UBCK và Sở giao dịch, NĐT chỉ có thể mua chứng quyền mua.

3. NĐT có thể bán CW trước đáo hạn không?

Có. Sau khi CW niêm yết trên sàn giao dịch, NĐT có thể lựa chọn bán CW trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn để nhận thanh toán với CTCK (nếu CW ở trạng thái lãi)

4. NĐT có được phép giao dịch ký quỹ đối với CW không?

Không, theo quy định của UBCK và SGDCK HSX, nhà đầu tư không được phép giao dịch ký quỹ đối với CW.

5. Sau khi CW đáo hạn NĐT có thể tiếp tục được giao dịch CW không?

Khi CW đáo hạn, NĐT sẽ được nhận thanh toán chênh lệch nếu giá thanh toán CW (TB giá 5 phiên trước đáo hạn của CKCS) lớn hơn giá thực hiện. Sau đó, CW sẽ không còn giá trị giao dịch và không được hưởng bất kỳ lợi ích nào.

6. Tổ chức phát hành Chứng khoán cơ sở có được giao dịch CW không?

Không, tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở không được phép đầu tư CW dựa trên chứng khoán do tổ chức đó phát hành

7. Người nội bộ và người liên quan của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở có được giao dịch CW không?

Có, người liên quan của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở được phép giao dịch CW phát hành trên chứng khoán cơ sở đó. Tuy nhiên, khi giao dịch phải thực hiện công bố thông tin 3 ngày trước ngày giao dịch.

8. NĐT sở hữu chứng quyền có quyền nhận cổ tức/quyền mua cổ phiếu phát hành thêm/biểu quyết/tham gia ĐHCĐ không?

Không, NĐT sở hữu CW sẽ không có bất cứ quyền nào đối với công ty như cổ đông của cổ phiếu đó.

9. Giá trần/sàn của CW như thế nào?

Giá trần/sàn của CW được xác định được theo công thức sau:

Giá trần/sàn CW = Giá tham chiếu CW +/- (Giá CKCS*Biên độ dao động) / Tỷ lệ chuyển đổi

Ví  dụ:
Giá CKCS 100,000 đồng, biên độ dao động 7%. Giá tham chiếu CW là 5,000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 2:1

  • Giá trần CW = 5,000 + (100,000*7%)/2 = 8,500 đồng
  • Giá sàn CW = 5,000 – (100,000*7%)/2 = 1,500 đồng

10. Phí giao dịch CW?

Phí giao dịch CW bằng với phí giao dịch chứng khoán thông thường.

11. Giá CW có điều chỉnh khi Chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp không?

Không, giá CW không điều chỉnh khi Chứng khoán cơ sở phát sinh sự kiện doanh nghiệp (Trả cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu mới…). Các sự kiện này sẽ được điều chỉnh thông qua giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi của CW để đảm bảo lợi ích của NĐT không đổi. Giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi mới sẽ được công bố công khai cho NĐT.

12. CW có bị tạm ngừng giao dịch?

Giống như cổ phiếu, CW cũng sẽ bị tạm ngừng giao dịch trong các trường hợp:

  • Chứng khoán cơ sở của CW bị tạm ngừng giao dịch
  • Sự cố bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán
  • Các trường hợp Sở Giao dịch Chứng khoán thấy cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư

THỰC HIỆN QUYỀN

13. Việc thực hiện quyền diễn ra như thế nào?

  • Vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư sở hữu các CW ở trạng thái ITM được quyền yêu cầu thực hiện CW và được thanh toán tiền mặt bằng khoảng chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện quyền.
  • Việc thanh toán tiền cho nhà đầu tư được hoàn thành trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư đặt lệnh thực hiện chứng quyền hoặc kể từ ngày đáo hạn.

14. Điều gì xảy ra nếu NĐT không thực hiện quyền khi CW đáo hạn?

Trường hợp nhà đầu tư không đặt lệnh yêu cầu thực hiện quyền đối với các CW ở trạng thái lãi (ITM), tổ chức phát hành vẫn phải thanh toán tiền cho nhà đầu tư sở hữu các CW này.

Bạn đọc quan tâm về đầu tư và các kiến thức về chứng khoán tải App thông tin thị trường chứng khoán Sigmastock.

Trải nghiệm đầu tư chứng khoán gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ tối thiểu chỉ 1 triệu đồng tại TCinvest của Công ty chứng khoán Techcomsecurities.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào Nhà đầu tư,

Tôi là Nguyễn Thanh Tùng, chuyên viên tư vấn tài chính công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT. Với hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn Khách hàng lựa chọn Trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường, điều tôi luôn ưu tiên hàng đầu là uy tín và bảo vệ tài sản cho khách hàng tham gia.

Trong quá trình công tác tại tôi đã tư vấn thành công hơn 180 tỷ trái phiếu cho Khách hàng cá nhân, là nhân viên xuất sắc của năm 2017, là chuyên viên viết cuốn kiến thức đầu tư cơ bản cho KH mới tham gia vào thị trường và thường xuyên cung cấp kiến thức cho NĐT qua các buổi chia sẻ trực tiếp.

Ngoài mảng trái phiếu, tôi còn hỗ trợ Khách hàng quản lý tài chính cá nhân và phân bổ lại danh mục cho hiệu quả và tối ưu. Để gia tăng tài sản và được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ với tôi qua FB, Email hoặc Youtube.