skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Rủi ro Đầu tư Nhà trọ Cho thuê Tiến Phát: Đánh giá Mô Hình Kiếm Lợi nhuận 36%/năm hay mua nỗi lo 2.5 năm

Xin chào nhà đầu tư,

Gần đây tôi có được chào mời chia sẻ gói đầu tư của một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xây dựng nhà trọ trong Miền Nam. Công ty nhà trọ Tiến Phát hiện đang công bố một số dự án đầu tư nhà trọ với hình thức được gọi là nhà trọ Tiền Chế.

Để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thì công ty đang có kêu gọi vốn đầu tư như sau:

Với 40 triệu đồng Nhà đầu tư sẽ sở hữu 1 phòng trọ trong 2,5 năm

Không phải vận hành quản lý

Kết thúc 30 tháng hoàn vốn 40 triệu

Lợi nhuận từ việc cho thuê: 1.2 triệu/tháng/phòng

Không giới hạn số phòng đầu tư.

Áp dụng công thức IRR vào dòng tiền này, ta sẽ tính được TSSL = 3%/tháng.

Tỷ suất sinh lời năm tương đương = ((1+Tỷ suất sinh lời mỗi tháng)12) – 1 = 42,58%/ năm.

Mức lợi nhuận khá cao phải không ah?

Chúng ta sẽ cùng phân tích một số khía cạnh như sau:

1.Về năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Bạn có thể truy cập vào trang công thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia để tìm hiểu thông tin về công ty này.

https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn

Bạn gõ tìm kiếm: CÔNG TY TNHH KINH DOANH GIẢI PHÁP NHÀ TIẾN PHÁT

Mã số doanh nghiệp: 0315370357

Đăng ký kinh doanh mới thành lập tháng 11/2018, vậy là hoạt động chưa đầy 2 năm. Ngành nghề kinh doanh chính là buôn bán đồ dùng cho gia đình.



Đây là một doanh nghiệp mới thành lập và ngành nghề kinh doanh chính không phải là kinh doanh nhà trọ cho thuê. Vậy thì doanh nghiệp có hoạt động đúng hướng và chuyên môn hóa vào lĩnh vực cho thuê mà không phải là ngành nghề chính trong đăng ký kinh doanh không?

Ngoài ra người đại diện doanh nghiệp là Ông Ngô Sỹ Linh, sinh năm 1994 là một chủ doanh nghiệp cũng khá trẻ tuổi.

Thông tin về vốn điều lệ của Công ty:

Chi tiết đăng ký kinh doanh Tiến Phát cập nhật 2020

2.Xem xét kỹ báo cáo tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp

Để đầu tư vào bất kỳ dự án nào thì vấn đề quan trọng nhất là doanh nghiệp phải chứng minh được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình thông qua các chỉ số cụ thể.

  • Chỉ số doanh thu cho thuê trong quá khứ.
  • Chỉ số về chi phí.
  • Lợi nhuận.
  • Báo cáo về tiềm năng thị trường
  • Báo cáo về dòng tiền.

Là một người làm về lĩnh vực tài chính, tôi rất quan tâm về dòng tiền của doanh nghiệp vận hành như thế nào. Nếu dòng tiền hoàn toàn chảy qua ngân hàng và có báo cáo chi tiết về doanh thu thì đây là một điểm cộng rất lớn cho doanh nghiệp về sự minh bạch.

Tuy nhiên hiện tại thì Công ty Tiến Phát chưa cung cấp được các thông tin này cho nhà đầu tư như các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.

3. Tính minh bạch của thông tin.

Thông tin về công ty, thông tin về báo cáo tài chính, thông tin về kiểm soát hoạt động kinh doanh,  hiện không được public đầy đủ để nhà đầu tư có thể thường xuyên cập nhật và hiểu rõ nhất về hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thông tin về căn hộ đầu tư cũng không được rõ ràng và cũng không có quy định cụ thể về thiết kế đánh số thứ tự cho nhà đầu tư để nắm rõ được nội dung này.

Các hồ sơ pháp lý để đảm bảo cho hoạt động đầu tư này là gì?

4. Các rủi ro nhà đầu tư sẽ gặp phải nếu tham gia đầu tư.

RỦI RO MẤT VỐN.

Nếu chúng ta không nắm rõ được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và minh bạch trong quản trị dòng tiền thì rõ ràng rằng việc cam kết trả lãi hàng tháng và cam kết mua lại của doanh nghiệp là không thể dự đoán trước được.

Rủi ro lớn nhất là doanh nghiệp kinh doanh không tốt, thậm chí tồi tệ hơn doanh nghiệp kinh doanh đa ngành dẫn đến dòng tiền có thể mất cân đối sẽ khó có thể chi trả tiền hàng tháng và mua lại khoản đầu tư khi đến hạn cho nhà đầu tư.

Mặc dù Doanh Nghiệp nói là Nhà đầu  tư được sỡ hữu phòng trọ trong vòng 2,5 năm nhưng Nhà đầu  tư không thật sự sở hữu gì cả. Không có hành lang pháp lý nào xác nhận việc sở hữu phòng trọ trong vòng 2.5 cả. Nhà đầu  tư cũng không có quyền gì với phòng trọ này. Nhà đầu  tư cũng không có trách nhiệm vận hành, quản lý và tìm kiếm khách hàng…Nói tóm lại, là Nhà đầu  tư không sở hữu gì cả.

Đây thực chất là hình thức gọi vốn hùn đầu tư dự án. Một hình thức đầu tư rủi ro rất cao.

Nếu chúng ta đầu tư vào công ty cổ phần đại chúng thì công ty phải có trách nhiệm báo cáo chi tiết về các hoạt động kinh doanh của công ty, và nhà nước có những quy định quản lý rất chặt chẽ để bảo vệ cổ đông cá nhân, cổ đông nhỏ.

Nếu chúng ta cho vay tín chấp, thì chúng ta cũng phải hiểu rõ họ là ai, chỉ số tín nhiệm của họ, khả năng trả nợ của họ. Và Nhà nước, pháp luật cũng bảo vệ người cho vay nếu có rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp nếu phá sản phải trả cho người vay trước mới trả cho các đối tác khác.

Ở đây, Nhà đầu  tư không phải là cổ đông, cũng không phải là người cho vay, mà chỉ là người hợp tác đầu tư. Nếu rủi ro xảy ra thì chỉ có thể ra tòa dân sự. Tốn kém thời gian, mà chưa chắc đã đòi lại được tiền.

 RỦI RO KHÔNG ĐẠT TỶ SUẤT LỢI NHUẬN, GIẢM VỐN

Để Nhà đầu  tư nhận được tỷ suất sinh lời như Doanh Nghiệp đã hứa, thì Doanh Nghiệp phải kinh doanh tốt và có đủ lại để trả chi phí vay (hoặc lợi nhuận) cho Nhà đầu  tư.

* RỦI RO VỀ TÍNH THANH KHOẢN

Khi ta nói về thanh khoản là chúng ta nói về khả năng chuyển đổi tiền của suất đầu tư, của số vốn mà Nhà đầu  tư đã bỏ ra. Ví dụ Nhà đầu  tư đầu tư 3 suất, tổng 120 triệu, sau 3 tháng vận hành, Nhà đầu  tư này không muốn đầu tư nữa và muốn bán lại để thu tiền về.

Nếu Doanh Nghiệp làm Marketing tốt, và nhiều người tin, thì Nhà đầu  tư có thể sang nhượng suất đầu tư cho người khác.

Nhưng nếu ít người tin tưởng dự án, và đặc biệt nếu Doanh Nghiệp đuối hơi trong việc trả lãi, trả gốc cho Nhà đầu  tư thì Nhà đầu  tư không thể bán suất đầu tư cho ai cả.

– Nhận diện những rủi ro của dự án/ sản phẩm.

– Nắm rõ cơ sở/ tính pháp lý của dự án/ sản phẩm. Nhà nước, pháp luật có bảo vệ chúng ta không?

– Nắm rõ “hạng mức tín dụng”, độ tin cậy của chủ dự án đầu tư, người nhận tiền của chúng ta.

– Hiểu rõ nguyên tắc vận hành, tạo ra lợi nhuận của dự án/ tài sản.

– Luôn nhớ rằng “Không bao giờ có một bữa trưa miễn phí”. Vì thế chúng ta hãy nói Không với tất cả sản phẩm Cam Kết lợi nhuận cao.

Bài viết có tham khảo thêm quan điểm của Ông Lâm Minh Chánh – Giám đốc Trường Quản trị Kinh doanh BizUni.

Mỗi người có một góc nhìn và cách đánh giá khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể có một góc nhìn khác chấp nhận rủi ro tốt hơn.

Quan điểm đầu tư của bạn về hình thức này như thếnào? Nếu bạn đã tham gia đầu tư ở đây có thể chia sẻ thêm thông tin để bổ sung cho bài viết được rõ ràng hơn nhé.

Lưu ý: Bài viết này chỉ với mục đích giúp mọi người nhìn nhận khách quan về hình thức đầu tư này. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả, nếu có những căn cứ đánh giá, bằng chứng rõ ràng về hình thức này tốt hơn nữa để độc giả tin tưởng hơn khi đầu tư thì quả là một điều tuyệt vời.

Bạn có thể tham khảo thêm video tính hiệu quả phương án đầu tư nhà trọ thực tế của Cố vấn tài chính Trịnh Công Hòa

Có thể bạn quan tâm:  6 kênh đầu tư tài chính tạo thu nhập thụ động năm 2021

Nếu bạn thích bài viết này

Đăng ký nhận email các bài viết mới của Hòa và món quà đặc biệt dành tặng bạn

    Không bao giờ Spam. Tôi hứa với bạn.

    This Post Has 36 Comments

    1. tên đúng của cty là Công Ty TNHH Kinh Doanh Giải Pháp Nhà Tiến Phát , đã đổi tên từ công ty TNHH kinh doanh nhà trọ Tiến Phát sang .

    2. Những câu hỏi này nên trả lời như thế nào các bác???
      1. Làm sao biết được Chủ Đầu Tư không huy động nhiều hơn 3000 phòng mà là 6000 phòng – 9000 phòng, nếu phát hiện họ huy động nhiều hơn số phòng thì họ sẽ bị chế tài gì?

      2. Nếu đã có tài sản đảm bảo khác, Tại sao Chủ Đầu Tư không vay vốn ngân hàng chỉ với lợi nhuận khoảng 12%/năm, hoặc mời gọi các quỹ đầu tư mạo hiểm/ các nhà đầu tư lớn với tỷ suất lợi nhuận dưới 20%/năm, mà lại đi huy động vốn 30%/năm ?!

      3. Uy tín Chủ Đầu Tư:
      Chủ Đầu tư là cá nhân hay doanh nghiệp. Nếu là cá nhân thì “Lý Lịch”, tài sản thế nào. Nếu là Doanh nghiệp thì là TNHH, Cổ phần hay gì; Đã thành lập bao lâu; Vốn điều lệ & vốn pháp định bao nhiêu.
      Doanh nghiệp có bị điều tiếng gì với thuế và các đối tác (các đội thi công, thợ hồ, người góp vốn,…) không;

      4. Năng lực Chủ Đầu Tư:

      Để đầu tư dự án này, Chủ Đầu Tư thật sự góp vào bao nhiêu tiền, hay chủ đầu tư “tay không bắt giặc” bằng 100% từ tiền huy động Nhà Đầu Tư

      5. Nếu tiền lãi hàng tháng không đủ 6tr đúng cam kết (như Cocobay) thì có cách nào “chế tài chủ đầu tư” ?!

      6. Nếu tiền vốn sau 30 tháng ko nhận lại được đủ – đúng cam kết 250tr thì có cách nào đòi tiền chủ đầu tư

      7. Nếu nhà đầu tư muốn nhận lại vốn góp trước 30 tháng thì có được không, có bị “phạt” gì không

      8. Giá vốn 50tr/phòng, trừ tiền thuê đất/ mua đất và tiền “lãi non” hốt liền của CĐT thì tiền xây dựng còn 35tr-40tr/phòng. Vậy với chi phí xây dựng này công trình sẽ khai thác được bao lâu trước khi đập bỏ hết (cái này Nhà Đầu Tư nên kiếm người thân làm ngành xây dựng đến tự đánh giá, không nên hỏi chủ đầu tư)

      9. Nếu dự án chẳng may xui bị phá sản thì Chủ Đầu Tư sẽ chịu trách nhiệm đến mức nào

      10. Trường hợp là đất thuê, nếu chủ đầu tư gặp sự cố, chủ cho thuê đất lấy lại tài sản không cho thuê nữa thì số phòng đang cho thuê thuộc về chủ đất hay thuộc về Nhà Đầu Tư ?! Pháp lý nào bảo vệ 5 phòng cho thuê/suất vẫn thuộc về Nhà Đầu Tư ?!

    3. Đã đầu tư thì phải chấp nhận sẽ có rủi ro ít nhiều, có điều họ làm cũng nhiều dự án rồi, thấy ý nghĩa giúp được người nghèo. Giúp được người có vốn ít có chỗ đầu tư ổn định. Còn đưa đất cho giữ nữa. Vậy rủi ro thấp hay cao?
      Giờ cũng tăng lên 50tr chứ ko còn 40tr nữa. Nếu muốn lấy tiền của mọi người thì đâu cần chờ đến 3 năm, trả lợi nhuận 3 năm cho mệt vậy, chứng tỏ họ đang rất nổ lực đó chứ , mình mong họ ngày càng phát triển tốt để mang nhiều lợi ích hơn cho xã hội. ✊🏻

      1. Chính xác, tôi đang là nạn nhân của cty nhà trọ tiến phát này nè, nó trả lãi có 12 tháng rồi nói cty đang gặp khó khăn xin nhà đầu tư ngưng lấy lãi 6 tháng tới, trong khi đó cty nó quãng cáo đang phát triển dự án mới ở bình phước xây hơn 1000 phòng để lừa đảo kêu gọi nhà đầu tư mới khác đưa tiền cho tụi nó

    4. Mình cũng quan tâm, có xem mã số thuế thấy Cty này có ngành nghề xây dựng, Bất động sản, dịch vụ lưu trú: khách sạn , căn hộ, nhà trọ mà. Bài này viết vậy là sao ?

      1. Thì nó là cty lừa đảo nha bạn, mình đang là nạn nhân của cty nhà trọ tiến phát nè, trả 12 tháng lãi giờ nói cty gặp khó khăn ngưng trả lãi 6 tháng vậy mà quãng cáo nói cty đang phát triển xây thêm hơn 1000 phòng trọ ở bình phước để kêu gọi nhà đầu tư đưa tiền

    5. Hiện nay, mỗi một sản phẩm là 1 kênh đầu tư. Bạn muốn thắng 100% thì rủi do của bạn cũng là 100%, ví dụ như Chứng Khoán – Coil – Forex ….. rất nhiều các dạng đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
      Mình thấy tầm nhìn của công ty về 1 phân khúc thị trường mới hiện nay, và nhất là thị trường phân khúc Nhà Trọ ở các KCN với nhu cầu cực cao như hiện nay. Nên mình thấy rất khả quan với dự án này, dù biết công ty đang huy động tiền để làm giàu cho công ty, nhưng cá nhân của mình cũng đc hưởng lợi từ việc đó. Nên 2 bên cùng win – win, 1 bên có tư duy kiến thức, bên mình có tài chính Ko biết sử dụng vào đâu? Nên 2 bên hợp tác cùng có lợi.
      Nếu doanh nghiệp xác định lừa mình để chiếm đoạt tài sản, thì mình thấy rất nhiều cách khác để họ làm còn nhanh hơn là hình thức này.

      1. Bạn đầu tư vô cty lừa đảo này đi rồi biết liền, tôi đang là nạn nhân của nó nè, trả lãi được 12 tháng giờ nó nói cty đang gặp khó khăn nên ngưng trả lãi 6 tháng nữa trong khi nó quãng cáo cty đang phát triển dự án mới xây hơn 1000 phòng ở bình phước nên kêu gọi nhà đâu tư mới để gom tiền tiếp

    6. e đã làm như anh. Và không tìm thấy tên công ty TNHH kinh doanh nhà trọ Tiến Phát nào cả. hiu hiu. thấy có VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN công ty TNHH kinh doanh nhà trọ Tiến Phát (ĐÃ GIẢI THỂ), và CHI NHÁNH công ty TNHH kinh doanh nhà trọ Tiến Phát (RA ĐỜI 8/10/2020, ĐANG HOẠT ĐỘNG)

      1. Chia buồn cùng bạn, tôi cũng là nạn nhân của cty lừa đảo này nè, nghe nó quãng cáo thấy ham nên dính bẫy

    7. Tôi cũng đang phân vân, không biết có nên đầu tư vào công ty này hay ko. Ai rõ nhất có thể tư vấn rõ hơn được ko ạ?

      1. Bạn kg nên đầu tư vào cty lừa đảo này nha bạn, tôi đang là nạn nhân của nó đây, nó trả lãi được 12 tháng giờ nói cty đang gặp khó khăn nên ngưng trả lãi 6 tháng trong khi cty quãng cáo đang phát triển dự án mới xây hơn 1000 phòng ở bình phước để kêu gọi nhà đầu tư đưa tiền

    8. Mình nghe NV Cty Tiến Phát tư vấn và mình muốn đầu tư nhưng khi về trao đổi với ông xã, anh ấy phân tích về những rủi ro có thể xảy ra, anh bảo nếu KD tốt thì không sao, nếu KD thua lỗ hoặc DN không giữ uy tín thì mình không có ai để bảo vệ, đi kiện đến mùa quýt… nên mình tạm dừng không tham gia.

      1. Trên đời nếu dễ ăn vậy chắc k ai bỏ tiền tỷ mua nhà để dành , ( 40tr trong 30tháng , mỗi tháng 1,2tr. ) trong vòng 2năm rưỡi mÀ tiền lãi gần bằng tiền vốn , ngon hơn chơi chứng khoán , chỉ cần bỏ tiền vs rung đùi chờ lãi . Cho doanh nghiệp vay tiền còn có sự bảo đảm ,còn đây là hợp tác , giống như đánh bài 1 là 9nút, 2 là bù . Nguy cơ

      2. Đối với bạn là quá cao, vậy mà có nhiều người còn chê thấp đó bạn, đối với cty chia sẽ lợi nhuận cho nhà đầu tư là chấp nhận được tại thời điểm hiện tại

    9. Doanh nghiệp có tài sản đối ứng bằng bđs được sang tên công chứng 1000m2 ở Gia Lai cho nhà đầu tư cầm đem về thì còn cửa nào để thua nữa Anh. Anh có thấy hiện nay có cty nào làm đến việc đó chưa?

      1. Việc nhà đầu tư cầm tài sản về như thế nào. Một tài sản có thể chia cho nhiều nhà đầu tư không.
        Chưa kể tài sản cầm về chỉ mang tính chất giữ hộ cho doanh nghiệp chứ đâu có tính pháp lý khi xử lý được đâu.

        1. Tài sản đối ứng là BĐS, là sổ đỏ đứng tên nhà đầu tư theo luật đất đai, bạn có quyền lợi và nghĩa vụ như bình thường nhé, công ty muốn làm khác cũng ko đc. Dĩ nhiên giống như bạn thế chấp vay ngân hàng vậy thôi, nó có ràng buộc với hợp đồng, chứ bạn vừa nhận lợi nhuận của cty, bạn vừa lấy tài sản của công ty đi bán, cầm cố thế chấp sao được

        1. Ai thừa tiền thì đưa họ xài dùm cho. Vốn đầu tư 20 tỷ k đủ mua 1 căn nhà để ở … Vậy mà… Lừa đảo đó ace!!!

      2. “Tuy nhiên hiện tại thì Công ty Tiến Phát chưa cung cấp được các thông tin này cho nhà đầu tư như các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.”
        Đọc cái đoạn này biết người viết thiếu kiến thức tới mức nào…. Lên sàn chứng khoán là CTCP, đây ng ta là CT TNHH thì công khai tài chính cho mọi ng làm theo ư? công khai cho cổ đông thôi chứ hợp tác đòi xem báo cáo tài chính cty? thế thì còn gì là bí mật kinh doanh

    10. Lợi nhuận cao thì rủi ro cao thôi, ai chấp nhận được thì ok. Vì nếu làm bài toán kinh tế chi tiết, mức lợi nhuận 40% /1 năm như thế thì ngay cả tự bỏ tiền, bỏ đất có sẵn, kinh nghiệm đầy mình để làm kinh doanh nhà trọ cũng không bao giờ đạt được, tầm 25-30%/1 năm trừ mọi chi phí đã mừng rớt nước mắt.
      Vậy câu hỏi là lấy tiền đâu trả nhà đầu tư ? Là tiền của người sau trả người trước chứ còn ở đâu nữa. Nếu sau khoảng thời gian 1 chu kỳ không cân đối được thì sẽ lại sập thôi, y kiểu như Condotel đang chết hàng loại với cam kết mức lợi nhuận 20% còn không làm nổi.

      Tuy nhiên, vì dự án cực kỳ rủi ro, nếu đưa ra mức lợi nhuận thấp, 20% chẳng hạn sẽ chẳng có ai đầu tư cả.

      1. Kênh đầu tư này nếu tiền được quản lý chặt chẽ vào dự án và có báo cáo rõ ràng về việc kiểm soát tiền đầu tư, phương án kinh doanh hiệu quả thì mới có thể đầu tư được.

      2. Thấy bạn Quang Lê phân tích khá dài dòng, khá chi tiết thấy ham quá, nhưng khi đọc phân tích của bận ấy thì thấy bạn ấy đúng là một người nông dân thực thụ. Người nông dân họ hiền lành, chân chất và có lối sung nghỉ đơn sơ, mộc mạc như bạn vậy. Chúc mọi người thành công

      3. cty hoạt động trên 2 năm rồi bạn
        – trả lợi nhuận chưa trễ 1 ngày nào, chưa thiếu 1 đồng nào của nhà đầu tư
        – xây dựng tập trung khác xây dựng nhỏ lẻ nhe bạn, chi phí giảm rất nhiều
        – cty đang kinh doanh rất tốt, nhà đầu tư rất hài lòng, chả thấy ai phàn nàn j bạn à
        – các nhà trọ cty đang khai thác và xây dựng bạn có thể đến tận nơi kiểm chứng nhé, hãy hỏi chính quyền địa phương nữa nhé bạn, thì tiền này đâu ra, còn quỹ đất đối ứng nữa chi bạn, cty phải bỏ tiền ra mua đó bạn

    11. Tôi k có liên quan gì đến cty Tiến Phát này, nhưng Pr và bán hàng tệ hại nhất và kém cỏi nhất là đè bẹp người khác để mình đứng lên là k nên.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Close mobile menu