Chào bạn. Hiện nay, nhu cầu vay vốn mua bất động sản để ở đang…
Quy trình vay vốn ngân hàng được thực hiện gồm những thủ tục gì?
Chào các bạn,
Chắc hạn việc vay vốn đối với mỗi người chưa vay lần nào thực sự rất khó khăn. Rõ ràng rất nhiều quy trình thủ tục mà nếu bạn không nắm chắc sẽ rất dễ mắc vào các loại bẫy phí, thủ tục phức tạp của ngân hàng. Sau đây Tiền Của Tôi xin giới thiệu với các bạn 8 bước cơ bản để bạn thực hiện một khoản vay thành công từ khi gặp gỡ ngân hàng đến khi trả hết nợ.
Bước 1: Gặp gỡ chuyên viên tín dụng và nhận tư vấn
- Khi bạn phát sinh nhu cầu vay mua nhà, mua ô tô và vay tiêu dùng thì việc đầu tiên bạn cần là hỏi han bạn bè, họ hàng, người quen thân về việc có ai quen biết trong ngân hàng để như tư vấn hoặc bạn đến phòng giao dịch ngân hàng trực tiếp hỏi.
- Bạn hãy chia sẻ với chuyên viên tín dụng về các nội dung liên quan đến nhu cầu của mình gồm
+ Mục đích vay làm gì: Vay mua nhà, mua ô tô, vay tiêu dùng hay vay sản xuất kinh doanh. Ngân hàng phải hiểu rõ và đánh giá mục đích của bạn có phù hợp quy định pháp luật không. Vì rõ ràng rằng nếu vay kinh doanh hoặc mua những sản phẩm pháp luật cấm thì không thể được.
+ Bạn định vay bao nhiêu tiền: Với phương án sử dụng mục đích đó thì bạn có bao nhiêu tiền rồi và cần vay bao nhiêu. Ví dụ căn nhà bạn mua 2 tỷ bạn đã có 1 tỷ và cần vay ngân hàng 1 tỷ để thanh toán
+Tài sản đảm bảo của bạn là gì: Bạn định thế chấp tài sản ở đâu, có giấy tờ pháp lý không hay dùng chính tài sản bạn định mua để thế chấp. Ví dụ bạn thế chấp bất động sản thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để gửi cho chuyên viên tín dụng.
+ Nguồn thu nhập của bạn: Ngân hàng sẽ căn cứ dựa trên nguồn thu nhập bạn chứng minh được để cấp tín dụng bao nhiêu tiền, Nguồn thu nhập thông thường là bằng lương, thưởng, cho thuê nhà, cho thuê xe, cổ tức…
Một vấn đề cần quan tâm nữa là hình thức trả thu nhập của bạn là gì? thanh toán bằng chuyển khoản hay tiền mặt, điều này sẽ thể hiện mức độ tin cậy đánh giá nguồn thu khác nhau.
+ Tình trạng tín dụng của bạn: Bạn đã vay ở đâu chưa, có bị nợ xấu không, dư nợ hiện tại của bạn là bao nhiêu
bạn đang vay bao nhiêu tổ chức tín dụng. ..,bạn đã kết hôn chưa, tình trạng tín dụng của người đồng vay (người đồng vay được hiểu là vợ/chồng). Nếu người đồng vay của khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duyệt hồ sơ vay của khách hàng.
Bên cạnh đấy, nếu nhân thân trong cùng hộ khẩu với khách hàng có lịch sử trả nợ không tốt, cũng có khả năng ảnh hưởng đến khả năng duyệt hồ sơ của khách hàng. Trong các công ty tài chính/ ngân hàng có một khái niệm gọi là “CIC nội bộ”, tức là mỗi cuốn hộ khẩu sẽ có “Số sổ hộ khẩu”, các tổ chức tài chính cũng sẽ căn cứ dữ liệu này để check tình trạng nợ của các cá nhân trong cùng hộ khẩu với khách hàng
+ Lãi suất cho vay, phí phạt, phí bảo hiểm: Chuyên viên tín dụng sẽ chia sẻ với bạn mức lãi suất cho vay, biên độ khoản vay, các khoản phí liên quan phát sinh.
Bước 2: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ vay vốn
Chuyên viên tín dụng sẽ đưa cho bạn một danh mục hồ sơ theo các thông tin bạn chia sẻ để bạn cung cấp. Theo đó danh mục hồ sơ bao gồm các hồ sơ sau:
- Hồ sơ pháp lý: CMT, Sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn..
- Hồ sơ thu nhập: Hợp đồng lao động, sao kê tài khoản hoặc xác nhận lương, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê xe, các hóa đơn sổ sách thanh toán.
- Hợp đồng lao động, sao kê tài khoản/ xác nhận lương/ thẻ BHYT, quyết định bổ nhiệm/, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và biên lai bảo phí…
- Hồ sơ mục đích: Hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc, giấy đặt cọc mua bán…
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: Đăng ký xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá….
Bước 3:Đưa ra phương án vay vốn và thống nhất với bạn
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ và các yêu cầu của bạn, Chuyên viên tín dụng sẽ tính toán và đưa ra phương án vay cho bạn tốt nhất cụ thể như sau:
-Số tiền vay là bao nhiêu? Số tiền vay dựa trên thu nhập và giá trị tài sản đảm bảo chuyên viên tín dụng ước tính. Số tiền vay dựa trên thu nhập của khách hàng sau khi trừ đi các khoản thanh toán nợ định kỳ, thông thường đối với khoản vay tiêu dùng tín chấp, số tiền phải trả hàng tháng không vượt quá 35% tổng thu nhập, sẽ làm căn cứ để xét duyệt khoản vay mới.
-Thời gian vay: Thời gian vay phụ thuộc vào nguồn trả nợ của bạn và thời gian vay tối đa của ngân hàng, nếu nguồn thu nhập bạn tốt, thì ngân hàng thường để bạn vay thời gian phù hợp nhất đảm bảo trả nợ và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
-Tài sản thế chấp: Chuyên viên tín dụng sẽ đưa ra phương án để bạn chuẩn bị thông tin cho việc thế chấp tài sản.
-Các hồ sơ thiếu cần bổ sung trước khi giải ngân
Bước 4: Thẩm định và phê duyệt khoản vay
Chuyên viên tín dụng sẽ đề xuất phương án đã thống nhất với bạn và phối hợp với các bộ phận thẩm định khoản vay của bạn.
Trong quá trình này bạn sẽ phối hợp với bộ phận thẩm định để thẩm định một số thông tin như nơi làm việc, nơi ở, các địa điểm bạn cho thuê của bạn. Thông tin tham chiếu cần thiết
Ngoài ra khâu quan trọng nữa là việc thẩm định tài sản đảm bảo, định giá giá trị tài sản đảm bảo để đưa ra mức cho vay (nếu khoản vay của bạn có tài sản đảm bảo).
Bước 5: Tiếp nhận thông báo cho vay của ngân hàng
Bạn sẽ được ngân hàng gửi cho bạn một thông báo đồng ý hay không đồng ý cấp tín dụng với một số thông tin cơ bản sau:
Số tiền vay: ……………
Mục đích vay: …………….
Thời gian vay: ……………….
Lãi suât cho vay:…………………………………..
Phí phạt trả nợ trước hạn:………………………
Phí bảo hiểm khoản vay(nếu có):…………
Phương thức giải ngân: Tiền mặt hoặc chuyển khoản
Tài sản đảm bảo:…………….
Lịch trả nợ:…………………………….
Các điều kiện giải ngân kèm theo như bạn phải hoàn thành các thụ tục bảo đảm, bổ sung các hồ sơ còn thiếu
Bước 6: Nhận tiền giải ngân
Sau khi hoàn thành tất cả các thụ tục vay vốn bên trên, bạn sẽ được đọc các văn kiện tín dụng gồm hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, đề nghị vay, ủy nhiệm chi. Sau khi bạn đã đọc, hiểu và ký trên các giấy tờ này, Ngân hàng sẽ thực hiện làm thủ tục giải ngân cho bạn.
Bước 7: Thực hiện trả nợ
Căn cứ trên hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ và lịch trả nợ, hàng tháng bạn thực hiện thanh toán nợ theo thông báo đóng tiền của ngân hàng qua email, tin nhắn hoặc điện thoại.
Bạn lưu ý nên đóng trước ngày trả nợ để tránh phát sinh phí phạt quá hạn hoặc xảy ra những thông tin nợ xấu ảnh hưởng tới uy tín của bạn
Bước 8: Tất toán khoản vay
Khi bạn đã trả hết nợ hoặc bạn có nhu cầu trả nợ trước hạn, bạn liên hệ với chi nhánh ngân hàng cung cấp tín dụng cho bạn và đề nghị tất toán khoản vay.
Ngân hàng sẽ kiểm trả tình hình trả nợ, dư nợ, phí lãi .. của bạn và thực hiện làm các thủ tục tất toán khoản vay của bạn.
- Bạn sẽ được cấp một bản thanh lý hợp đồng tín dụng
- Bản thông báo giải chấp tài sản kèm bản gốc tài sản đảm bảo để thực hiện giải chấp.
Bạn có thể quan tâm: Các hình thức vay tiêu dùng tín chấp tại Việt Nam
This Post Has 0 Comments