skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Nguồn thu nhập thứ 2 – Tư duy nào cho đúng ?

Chào bạn. Có phải bạn đang tìm kiếm nguồn thu nhập thứ 2 cho mình ?

Bạn đang muốn có một cuốn sổ lương hưu thứ 2 cho mình ?

Mình biết chắc chắn rằng ai chẳng muốn có nguồn thu nhập thứ 2 cho mình phải không?

Bài viết này chính xác dành cho bạn. Hoà sẽ chia sẻ những kinh nghiệm kiếm nguồn thu nhập thứ 2 cho bạn trong quá trình mình trải nghiệm.

1.Tại sao phải có nguồn thu nhập thứ 2 ?

Bạn thân mến, Mình xuất thân từ gia đình công nông thôi. Bố mẹ làm nông trường nên bao năm không biết lương là gì? Chỉ có nguồn thu nhập chính là từ trồng chè và trồng cây ăn quả trong gia đình. Mãi đến về hưu thì mới được nhà nước cấp cho cuốn sổ hưu nho nhỏ.

Đến lượt mình thì may mắn hơn một chút, cũng may là được bố mẹ dồn tiền cho ăn học đây đủ nên công việc và thu nhập cũng thuận lợi hơn một chút. Mình ra trường thì được vào làm ở một số Ngân hàng lớn tại Hà Nội. Thu nhập cũng gọi là kha khá ở mức đủ ăn và cũng để dành ra được chút ít.

Cũng gần 10 năm đi làm mình thấy thu nhập mình cũng tăng đều theo các năm nhưng chẳng hiểu sao mình không thấy ĐỦ. Lúc nào cũng cảm thấy thiêu thiếu các bạn ạ. Không biết bạn có cảm thấy như vậy không? Nhưng mình nghĩ rằng ai cũng vậy vì luôn muốn mình nắm được thật nhiều tiền để có thể kiểm soát được mọi thứ tốt hơn.

Tuy nhiên công việc làm cho doanh nghiệp thì bạn biết đấy cũng có nhiều rủi ro lắm đấy. Có thể 2 năm bạn đang làm việc rất tốt nhưng đùng một cái thay đổi Sếp thì bạn cũng có thể xác định đấy ! Hoặc nếu doanh nghiệp đó họ thay đổi mô hình, thay đổi chiến lược mà cần ít nhân sự hơn thì bạn cũng có thể nằm trong tập xác định đó ! Hoặc đơn giản cũng ít gặp thôi là doanh nghiệp ấy phá sản thì bạn chắc chắn trong tập xác định chia tay với chỗ ngồi lâu năm của mình.

Điều đó là có thực và Hoà cũng đã trải qua những quãng thời gian như vậy trong 10 năm đi làm. Dù cho mình có giỏi đến mấy thì khi xin việc ở một chỗ làm mới thì cũng phải mất thời gian chứ đâu có nhanh được phải không? Vậy thì trong khoảng thời gian trống đó mình sống sao? Nếu may mắn tiết kiệm được một khoản tiền dư ra thì có thể tiêu từ nó. Nhưng nếu không tiết kiệm được xu nào mà lại còn nợ nần thì bạn sẽ phải xử lý ra sao ? Khó đúng không nào.

Chính vì vậy mà những lý do này nó thôi thức Hoà cần phải đảm bảo sự chủ động trong cuộc sống bằng những  bằng nguồn thu nhập thứ 2 cho mình. Và phải tìm mọi cách để có bằng được nó.

2. Tư duy nguồn thu nhập thứ 2 với bạn là gì?

Trong phần trên Hoà đã nói đến lý do cần phải có nguồn thu nhập thứ 2 nhưng vấn đề là tiêu chí để chọn nguồn thu nhập đó là gì? Hay chỉ cần có thu nhập  thứ 2 là tốt rồi ?

Mình đã lao vào tìm nguồn thu nhập thứ 2 cho mình bằng rất nhiều công việc trong thực tế ngoài công việc cơ quan. Ví dụ như đi dạy Partime ở trường đại học, tư vấn tài chính, bán hàng… Và thực tế là mình đã có được cũng khá khá nguồn thu nhập đó bạn. Nhưng thực tế thì mình nhận ra một điều quan trọng là các khoản thu nhập đó về bản chất nó không khác gì lương của mình tại Ngân hàng cả. Mình vẫn phải dùng sức lao động của mình để kiếm thu nhập, nếu mình không dạy học hay không đi tư vấn thì mình lấy đâu ra nguồn thu nhập.

Vậy thì liệu thời gian mình đi kiếm thêm ở ngoài đó mình nên tập trung tốt hơn, chuyên sâu hơn vào công việc tại doanh nghiệp thì có lẽ thu nhập mình sẽ tốt hơn đúng không? Mà chính công việc ở doanh nghiệp có khi dễ kiếm tăng thu nhập hơn mà nó giúp cho tính bền vững công việc từ lương sẽ cao hơn, Sếp chắc chắn sẽ yêu mến mình hơn. Vì nếu mình tập trung thời gian, chịu khó học hỏi và dành hết tâm sức cho công việc cơ quan thì mình chắc chắn thu nhập sẽ tăng. Và thực tế đã chứng minh cho mình như vậy. Mình đã dồn hết tâm sức vào việc kiếm thu nhập từ lương thì chỉ tập trung hết sức ở cơ quan mình làm thôi.

Vậy thì giải quyết bài toán nguồn thu nhập thứ 2 của mình như thế nào ?

Mình định nghĩa nguồn thu nhập thứ 2 với mình là mình sẽ không phải bỏ công sức ra để có được nó. Hoặc nếu có bỏ công sức ra thì nó phải tốt ít thời gian nhất và nó phải tự động có được khi không cần có bản thân mình.

Ngoài ra đó phải là nguồn thu nhập bền vững có tính lâu dài chứ không phải thu nhập có được ngày 1 ngày 2 như kiểu dạy học partime hay tư vấn  bán thời gian.

Đó là mục tiêu khi mà mình bắt đầu gây dựng nguồn thu nhập thứ 2 cho mình.

Vậy thu nhập đó đến từ đâu để đảm bảo được đúng yêu cầu này của mình ?

Thu nhập đó phải đến từ các công cụ kiếm tiền mà chính xác hơn mình gọi đó là các tài sản tạo ra tiền. Có lẽ mình đã bừng sáng trong tư duy khi hiểu ra được vấn đề cốt lỗi này.

Vấn đề của mình là phải tập trung thời gian và công sức để tìm kiếm các tài sản tạo ra tiền chứ không phải tập trung đi làm nhiều hơn để kiếm tiền.

Mình thực sự biết ơn những cuốn sách tài chính, những người thầy online đã dẫn đường chỉ lối dần dần cho mình biết đến một mục tiêu quan trọng này trọng cuộc đời.

Vậy là bây giờ để có nguồn thu nhập thứ 2 bền vững thì mình chỉ cần làm đúng một điều quan trọng là tìm kiếm và/hoặc tự sản xuất ra các tài sản tạo ra tiền bền vững .

3. Làm sao để nguồn thu nhập thứ 2 bền vững ?

Như vậy là để có nguồn thu nhập thứ 2 thì tư duy quan trọng là phải kiếm các công cụ tài sản tạo ra thu nhập cho mình. Vậy thì làm sao để có được các công cụ tài sản này ?

Trước hết chúng ta cần định nghĩa về tài sản một chút ?

Tài sản là những thứ có thể giúp cho người sở hữu nó tạo ra dòng tiền thực hoặc tăng trưởng giá trị trong tương lai. 

Ở đây có 2 thứ đó là có thể tài sản đó mang lại cho bạn SMS ting ting tiền hàng tháng/quý hoặc nó chỉ đơn giản là tăng trưởng giá trị thôi.

Và tài sản đó có thể là tài sản thực hoặc tài sản tài chính. Và có thể tài sản đó là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình.

Hoà lấy ví dụ đơn giản về một số tài sản Hoà đã làm  thế này:

  • Trái phiếu là một tài sản mang lại dòng tiền thụ động hàng quý. Hàng quý bạn sẽ nhận được SmS ting ting từ trái phiếu để nhận trái tức.
  • Cổ phiếu có thể mang lại cổ tức cho bạn hoặc nó có thể tăng trưởng giá trong tương lai. Thường thì hàng năm doanh nghiệp làm ra tiền thì giá trị cổ phiếu sẽ tăng lên.
  • Cuốn Ebook nó vừa là tài sản hữu hình nhưng nó cũng vừa là tài sản vô hình mang lại thu nhập và giá trị thương hiệu cho bạn.
  • Bất động sản cũng vừa mang lại tiền cho thuê và cũng vừa tăng trưởng giá trị theo thời gian.
  • Tài sản online như Website, kênh youtube, ứng dụng di động, kênh podcast … là tài sản vô hình có thể mang lại thu nhập cho bạn bằng quảng cáo, bằng bán hàng tự động thông qua tiếp thị liên kết, bán mọi thứ bạn có….
  • …..

Vậy câu hỏi đặt ra là muốn sở hữu các tài sản này thì làm như thế nào ? Và nếu không có tiền thì sao ?

Trước hết Hoà khẳng định rằng bất kỳ ai cũng có thể sở hữu các tài sản này dù có tiền hay không có tiền. Hãy bắt đầu từ các tài sản mà gây dựng bằng công sức của mình rồi hãy đến các tài sản bằng tiền của mình. Bởi thời điểm mà Hoà đã nhận ra điều này cũng là thời điểm mà Hoà đang nợ nần rất nhiều. Chẳng có gì là không thể nếu bạn đã xác định được mục tiêu của mình một cách rõ ràng rồi.

Cách thức làm như thế nào để có tài sản này  là cả một câu chuyện dài mà trong hơn 5 năm qua Hoà đã mò mẫm tìm hiểu để xây dựng. Hoà chỉ biết chia sẻ những điều cốt lõi trong tư duy này cho bạn và sẽ tiếp tục chia sẻ chi tiết tới các bạn trong các bài viết sau trên trang facebook cá nhân hay trên blog của mình.

Hi vọng sẽ giúp ích được điều gì đó cho Anh chị và các bạn.

Chúc các bạn một ngày mới may mắn và bình an.

Hà Nội. 24.7.2021. Nhật ký ngày giãn cách

This Post Has One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến. Hòa là Admin của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Hòa xây dựng Blog TienCuaToi để hướng dẫn mọi người sớm độc lập tài chính và thực hiện được các mục tiêu tài chính trong cuộc đời mình. Thu nhập thụ động, Chi tiêu, Tiết kiệm và Đầu tư là các chủ để mà Hòa sẽ tập trung chia sẻ hàng tuần trên Blog này.

Tìm hiểu thêm về Hòa tại đây.  Follow Hòa trên Facebook cá nhânđăng ký kênh Youtube  và Nghe Podcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần bạn nhé.