Chào bạn thân mến , Quỹ đầu từ BVPF là một quỹ đầu tư uy…
Sự khác nhau giữa quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu và quỹ cân bằng trên Fmarket
Chào bạn thân mến , giữa việc gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất càng ngày càng thấp và tham gia đầu tư vào thị trường tài chính rủi ro lại quá lớn. Theo thống kê gần nhất có tới 95% nhà đầu tư chứng khoán bị mất tiền. Cho nên nhiều nhà đầu tư đang hướng đến đầu tư chứng chỉ quỹ. Đây là một sản phẩm có mức lãi suất khá ổn và cũng an toàn hơn nhiều so với bạn tự đầu tư. Cùng với xu hướng này thì các app đầu tư tài chính cũng đang nở rộ. Fmarket hiện đang là sàn giao dịch đang có sự xuất hiện của ba quỹ đầu tư cổ phiếu , trái phiếu và quỹ cân bằng . Vậy sự khác nhau giữa ba loại quỹ này là như thế nào . Bạn hãy cùng mình tìm hiểu tại bài viết sau nhé !!!
Sự khác nhau giữa quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu và quỹ cân bằng trên Fmarket
Như mình đã chia sẻ ở trên Fmarket là một nền tảng chỉ giao dịch với chứng chỉ quỹ. Nó không có các tùy chọn khác như gói tích lũy, chứng khoán hay thậm chí là bất động sản giống Tikop, Infina. Các quỹ đầu tư trên Fmarket được chia thành 3 nhóm:
Quỹ trái phiếu
Quỹ trái phiếu là quỹ mở chủ yếu đầu tư vào Trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Dành hơn 80% tài sản để đầu tư vào trái phiếu như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và các loại giấy tờ có giá khác.
Các quỹ trái phiếu này thường mang lại lợi nhuận ổn định ở mức vừa phải, cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Có tính an toàn cao, ít rủi ro và dễ mua. Phù hợp với những ai thích sự tiện lợi, không thích mạo hiểm cao.
Các quỹ trái phiếu lớn hiện đang niêm yết trên Fmarket như VFF , DCBF , BVBF
Quỹ cổ phiếu
Đối với quỹ cổ phiếu thì các công ty này chủ yếu đầu tư mua cổ phiếu của các công ty có tiềm năng và nền tảng để mang lại lợi nhuận cao trong khoản thời gian trung và dài hạn.
Trong 3 loại quỹ có mặt trên Fmarket thì đây là loại quỹ mà mang lại lợi nhuận cao nhất, thậm chí có một số quỹ mang lại lợi nhuận 100% (nhân đôi tài sản) sau 1 năm như VESAF. Đây là kết quả lịch sử thôi chứ không phải cam kết lợi nhuận trong tương lai.
Khi mua chứng chỉ quỹ của các công ty này, có thể tài sản của bạn sẽ bị biến động mạnh và đòi hỏi bạn phải vững tâm lý. Nếu có thể, hãy đầu tư theo trung và dài hạn, ít nhất là từ 1 – 3 năm trở lên.
Fmarket có 8 quỹ cổ phiếu như VEOF, VESAF, VCBF-BCF… đều có mức sinh lời khá tốt. Tuy nhiên App Fmarket không cam kết lợi nhuận đâu bạn nhé!
Quỹ cân bằng
Quỹ cân bằng là hình thức quỹ mở được sử dụng để đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu, thậm chí đôi khi còn được sử dụng như công cụ thị trường tiền tệ của một danh mục đầu tư. Hình thức quỹ này thường duy trì một tỷ lệ cố định giữa trái phiếu và cổ phiếu.
Quỹ cân bằng tập trung đầu tư vào các danh mục đầu tư có sự ổn định, hạn chế rủi ro bằng cách đa dạng các danh mục đầu tư của mình.
Các quỹ đầu tư này nên được đầu tư cho trung và dài hạn nhiều hơn, mang yếu tố tích luỹ tài sản cho tương lai. Số liệu lịch sử cho thấy các quỹ đầu tư này mang lại lợi nhuận khá ấn tượng và cao hơn tiền gửi ngân hàng rất nhiều.
Ngoài 3 nhóm quỹ đầu tư mình vừa liệt kê trên thì F market có cung cấp một số dịch vụ khác như quản ký tài sản, tư vấn đầu tư,…
Lưu ý khi đầu tư trên Fmarket
– Mặc dù Fmarket sẽ không thu phí gì của bạn nhưng mua chứng chỉ quỹ thì sẽ bị mất phí vì tổ chức quỹ thu. Mức phí mã quỹ đầu tư thu thường sẽ quanh mức 0.1 đến 0.5%. Trừ khi mua trên 10 tỷ thì bạn mới không bị tính phí này.
– Sau khi giao dịch mua chứng chỉ quỹ, nạp tiền thành công, bạn cần kiểm tra lại lệnh đã khớp chưa. Không phải tiền chuyển thành công là quỹ sẽ khớp ngay.
– Fmarket không cam kết đầu tư vào chứng chỉ quỹ trên app là sẽ có lãi. Mức lợi nhuận được cập nhật liên tục trên ứng dụng nhưng đây là mức tính trong quá khứ.
– Sau khi mua chứng chỉ quỹ xong bạn nên in giấy đăng ký giao dịch ra để gửi về cho Fmarket. Form này có sẵn để bạn tải về ở mục hồ sơ đăng ký.
Để đăng ký đầu tư tại Fmarket bạn đăng ký tại đây !
Tham gia group đầu tư tích sản tại Fmarket miễn phí zalo : https://zalo.me/g/nxwjzl276
Cảm ơn bạn luôn ủng hộ và theo dõi Blog TienCuaToi. Chúc bạn thành công trên các danh mục đầu tư của mình
This Post Has 0 Comments