skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

5 lý do buộc mình phải đọc, học và hiểu về tiền bạc

Hôm nay Hà Nội mưa trắng xóa, lúc này ngồi đọc sách hoặc viết blog hoặc uống ly trà nóng thì đó là một cảm giác thật tuyệt vời đối với bản thân mình. Mình đang suy nghĩ về những điều mà cuộc sống run rủi cho mình buộc phải học và hiểu về tiền bạc.

Học hết cấp 3 lúc đầu mình chỉ nộp 1 hồ sơ duy nhất vào trường đại học Bách Khoa nhưng đến ngày cuối cùng mình lại nộp thêm một hồ sơ phụ nữa vào trường Học Viện Ngân hàng. Cuối cùng vào ngày đi thi mình lại nhảy sang trường Ngân hàng để thi và gắn bó với nó 4 năm liền.

Ra trường đại học mình cũng không muốn vào ngân hàng để làm vì sợ rủi ro liên quan đến hoạt động

cho vay nhưng thu nhập về những công việc kế – kiểm dường như khó khăn với mình và mình lại được đẩy quay trở lại Ngân hàng và gắn bó với nó 9 năm liền.

Mình đang thấy có một sự trung hợp nào đó.

Mình ngồi ngẫm lại trong hành trình này thì có 5 lý do chính mà buộc mình phải học, hiểu và làm chủ được tiền bạc:

  1. Nghèo: Vì cuộc sống quá khó khăn nên mình phải lao ra để kiếm tiền sống và tồn tại để vượt lên và thoát khỏi lũy tre làng. Đồng thời mình cũng muốn cắm dễ lại ở đất thủ đô để không phải quay lại hoàn cảnh khốn khó ngày xưa nữa. Và mình cũng không muốn đời con cái mình lại một vòng lặp lại như bản thân mình trước đây đã trải qua. Chính tiền là động lực cho mình để thoát nghèo.
  2. Tham: Vì muốn đảm bảo an toàn cho cuộc sống mà bản thân mình đã phải cố gắng kiếm nhiều tiền nhất có thể để lúc nào mình cũng cảm thấy yên tâm. Đôi lúc mình cũng chẳng hiểu là những đồng tiền mình kiếm được để phục vụ cho mục tiêu cụ thể là gì ? Có nhiều lúc mình không xác định được một cách rõ ràng mục tiêu nào mang lại ý nghĩa và giá trị sống thực sự cho mình. Có phải vì tiền mà gây ra lòng tham cho mình hay không ?

 

  1. Sợ: Cảm giác sợ bị đuổi việc nó len lỏi vào trong mình khi nào mình không hay. Mình đã từng rất sợ mất một nguồn thu nhập ổn định đều đặn ở trong ngân hàng nơi mình làm. Bởi khi đó mình luôn có suy nghĩ rằng nếu họ đuổi mình thì ngày hôm sau mình ăn bằng gì ? mình ở đâu ? Con mình sẽ ra sao ? hình ảnh của mình sẽ như thế nào ? vị trí của mình trong xã hội là gì ?. Nỗi sợ đó nó cứ bao trùm mình và là rào cản cực kỳ lớn không cho phép mình làm những gì mình muốn. Mình đã phải đặt ra câu hỏi lý do cốt lõi nào đang đẩy mình càng sâu vào trong sợ hãi như vậy ??? Có phải là tiền hay không ?

 

  1. Đau: Cảm giác đau đớn khi bị mất những khoản tiền mà mình dành bao mồ hôi, nước mắt để có được. Cảm giác nợ nần trong khoảnh khắc mà nó đến như một món quà bất ngờ của thượng đế. Cảm giác phải dùng những chiếc thẻ tín dụng để tiêu và đáo liên tục trong lúc khó khăn. Cảm giác bất lực khi phải chi những thứ mình buộc phải chi mà trong túi đang không có đồng nào. Nó gây đau đớn vô cùng buộc mình phải dối diện với nỗi đau và thấu hiểu về nó. Nguyên nhân nỗi đau này xuất phát từ đâu mà ra ? Có phải chính là tiền không ?

 

  1. Bệnh : Nguyên nhân đẩy mình đến một số căn bệnh có phải do lối sống ăn uống, lối sống làm việc hay do những bất an trong tâm hồn. Mình đã có nhiều buổi bia rượu bắt buộc phải tiếp. Mình đã có rất nhiều buổi làm việc từ sáng tới tận tối muộn. Mình cũng đã có rất nhiều những lo lắng và sợ hãi, bất an trong công việc. Có phải do mình đang không tự chủ được về thời gian, tự chủ về công việc, tự chủ về tiền bạc hay do bản thân mình không biết tự cân bằng. Nguyên nhân chính sâu xa ở đây có phải vì tiền phải không ?

Mình đã được tiêm vào đầu rất nhiều lời khuyên rằng cứ kiếm tiền và kiếm thật nhiều tiền về mình thì mọi thứ sẽ được giải quyết tất cả. Nhưng có một sự thật rằng mình nhìn thấy được thực tế, có rất nhiều người có rất nhiều tiền mà đến mấy đời họ không ăn hết thì họ vẫn đang:

+ Nghèo: Họ rất rất nhiều khó về tinh thần, niềm vui trong cuộc sống, sự biết ơn và lòng kính trọng, tình thương chân thành của người khác. Nhiều khi có bỏ bao nhiêu tiền ra cũng khó có thể mua được.

+ Tham: Họ vẫn tham tiền và tiếp tục đánh đổi mọi thứ về mặt đạo đức để có được rất nhiều tiền hơn nữa. Mình cũng chưa hiểu được điều thực sự họ muốn khi sống chỉ là những tờ giấy thôi sao ?

+ Sợ: Họ sợ một cảm giác cô đơn, họ sợ bị những người thân xung quanh mình bỏ rơi. Mặc dù họ có rất nhiều tiền nhưng họ vẫn không thể mua nổi một tình thương thực sự chân thành. Đặc biệt khi họ đối diện giữa cái chết và sự sống thì nỗi sợ đó càng ngày càng nhân lên gấp bội. Càng nhiều tiền đã đẩy họ đến sự xa cách tình thương mà họ không hay biết.

+ Đau: Nỗi đau trong tâm họ không phải là thiếu tiền, mất tiền mà chính là niềm vui trong cuộc sống. Đôi khi họ không biết đâu là niềm vui thực sự. Đôi khi họ không cảm nhận được khoảnh khắc hiện tại và những gì đang có là niềm vui lớn nhất rồi. Những khoảng thời gian đã qua rồi không thể lấy lại được nữa. Đôi khi cuối đời họ đau vì mình đã phung phí thời gian một cách vô ích chỉ vì muốn kiếm thật nhiều tiền.

+ Bệnh: Những người phải đánh đổi rất nhiều sức khỏe của mình để kiếm được nhiều tiền thì khi nằm trên giường bệnh thì họ mới nhận ra rằng tiền không thể mua được sức khỏe của họ. Họ có chi bao nhiêu tiền thì cũng không thể cứu được họ.

Mình ngồi suy nghĩ về những đồng tiền mình đang kiếm, đang sử dụng. Mình thấy còn rất nhiều lỗ hổng trong kiến thức tiền bạc của mình. Mình tiếp tục vẫn phải học, hiểu, trải nghiệm nhiều hơn về tiền bạc để luôn làm chủ được đồng tiền. Để cuộc sống của mình luôn được cân bằng giữa kiếm tiền, tiêu tiền và niềm vui trong cuộc sống.

TS 22.5.2022

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến. Hòa là Admin của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Hòa xây dựng Blog TienCuaToi để hướng dẫn mọi người sớm độc lập tài chính và thực hiện được các mục tiêu tài chính trong cuộc đời mình. Thu nhập thụ động, Chi tiêu, Tiết kiệm và Đầu tư là các chủ để mà Hòa sẽ tập trung chia sẻ hàng tuần trên Blog này.

Tìm hiểu thêm về Hòa tại đây.  Follow Hòa trên Facebook cá nhânđăng ký kênh Youtube  và Nghe Podcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần bạn nhé.