🖤 DUY NHẤT NGÀY 30.11.2024 - Trịnh Công Hòa - TienCuaToi mang đến chương…
Có 1 tỷ đồng, tư duy nào khuếch đại tài sản lên XX lần ?
Chào bạn
Phân bổ 1 tỷ đồng đầu tiên vào đâu để khuếch đại tài sản là câu hỏi đau đầu, bởi nếu gửi tiết kiệm thì chỉ được khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng, mua đất xây nhà cho thuê thì không đủ…
Các trang mạng xã hội, không ít người trẻ bàn luận sôi nổi về câu chuyện làm sao để tích lũy được 1 tỷ đồng đầu tiên. Sau khi nhiều phương án kiếm tiền đưa ra, lại xuất hiện bài toán: làm giàu bằng cách nào khi có 1 tỷ đồng? Làm sao để hiệu quả sinh lời của 1 tỷ đồng tăng theo thời gian nhanh và bền vững?
1.Tư duy phân bổ danh mục
Với số tiền tích lũy 1 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại, có một số kênh đầu tư phù hợp để rót vốn gồm: cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETF, vàng, tiết kiệm, ngoại tệ…
Với kênh bất động sản, số tiền 1 tỷ đồng chỉ đủ (hoặc gần đủ) để mua bất động sản nhỏ ở tỉnh, chưa kể thanh khoản, mức sinh lời thấp. Còn với đất ở trung tâm hoặc các thành phố lớn thì không đủ.
Mức sinh lời của từng kênh đầu tư theo mỗi giai đoạn là khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê từ các định chế tài chính, trong một thập kỷ trở lại đây, mức sinh lời từ kênh cổ phiếu được cho là khả quan nhất. Nếu đúng “sóng”, sẽ có những cơ hội để tăng gấp nhiều lần tài sản trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều này không phản ánh bức tranh chung của thị trường đầu tư.
Chưa kể, đây cũng là kênh khó trong việc đầu tư và tích lũy với người trẻ, bởi cần thời gian, xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cũng không dễ dàng.
Kênh vàng có mức sinh lời từ 8-10%/năm. Hiện vàng cũng đang ở mức cao.
Với kênh tiết kiệm, được cho là phổ biến và an toàn nhất – mức sinh lời phổ biến cũng chỉ từ 6-8%/năm.
2.Tư duy tập trung đầu tư
Nhà đầu tư cần lưu ý câu chuyện “bỏ trứng vào nhiều giỏ”. Tuy nhiên, chọn “giỏ” nào tùy thuộc khẩu vị rủi ro từng cá nhân. Để gia tăng tài sản tốt nhất nên tập trung tỷ trọng đầu tư vào một nhóm tài sản bạn am hiểu nhất: Ai hiểu thị trường nào sâu thì hãy đầu tư và kiếm tiền nhiều nhất ở thị trường đó, bởi cơ hội ở các thị trường tài sản là như nhau.
3.Tư duy điều chỉnh tỷ trọng danh mục đầu tư theo biến động dòng tiền trên thị trường
Không chỉ liên quan đến chi tiêu và đầu tư sinh lời, muốn khuếch đại tài sản còn cần kiểm soát các nguồn tiền theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Mỗi kênh đầu tư sẽ thay đổi ở từng giai đoạn. Thậm chí, trong tương lai, thị trường còn có thể xuất hiện những kênh đầu tư mới.
Mỗi năm đều có những thách thức mới cần mỗi người phải vượt qua, học hỏi và tiến lên phía trước. Do đó, cá nhân nên xem lại quyết định tài chính của mỗi người từng giai đoạn, sau đó đối chiếu với tình hình tài chính hiện tại và diễn biến thị trường.
Mỗi người cũng đặc biệt lưu ý yếu tố lạm phát. Với việc giá cả hàng hóa tăng nhanh, giá trị đồng tiền sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, cá nhân cần tìm cách để tích sản với tốc độ nhanh hơn lạm phát.
4.Tăng thu nhập hàng tháng để tích lũy tài sản liên tục
Bạn không chỉ khuếch đại tài sản bằng mức sinh lời từ 1 tỷ đồng đầu tiên mà cần liên tục tăng thu nhập, có thêm tiền tích lũy.
Ngoài khoản lương cố định, bạn cũng cần cố gắng tìm thêm những kênh kiếm tiền khác, làm sao để hiệu suất kiếm tiền ở mức tối đa. Thực tế, khi kinh nghiệm và trải nghiệm sống, các mối quan hệ càng nhiều, cơ hội kiếm tiền cũng sẽ tỷ lệ thuận. Hãy đầu tư vào bản thân thật nhiều, cụ thể là vào kĩ năng chuyên môn bạn yêu thích, kĩ năng marketing, kĩ năng công nghệ và ngoại ngữ.
5.Sống sót lâu dài trên thị trường
Một điều cần đặc biệt lưu ý khi đã có tiền là thì việc giữ tiền luôn phải đặt lên hàng đầu, nhất là khi thị trường đầu tư có nhiều yếu tố bất định không thể lường trước với những nhà đầu tư cá nhân.
Việc xây dựng các quỹ dự phòng trước khi đầu tư, xây dựng các kịch bản để điều chỉnh tỷ trọng danh mục đầu tư trở nên rất quan trọng để bạn có thể sống sót lâu dài trên thị trường. Càng sống lâu lãi kép của bạn trong thị trường càng phát huy tác dụng mạnh mẽ.
6.Sử dụng đòn bẩy tài chính thận trọng.
Bạn cũng lưu ý việc tận dụng nguồn vốn tín dụng hợp lý, tránh mất tiền vì suy nghĩ có thể làm giàu từ vốn vay. Việc sử dụng vốn vay để đầu tư chỉ phù hợp cho người có kinh nghiệm quản trị rủi ro về tài chính, nợ vay và hiểu về rủi ro tài sản của mình đang vay để đầu tư.
Nếu quyết định dùng đòn bẩy tài chính, cần đánh giá khả năng trả nợ trên dòng tiền hàng tháng ổn định, tìm cơ hội vay với lãi suất thấp, tập làm quan vay nợ với số tiền nhỏ, tỷ lệ vay trên tài sản dưới 30%, tỷ lệ trả nợ gốc lãi trên thu nhập dưới 50%, dùng lợi nhuận tái đầu tư vào tài sản khác an toàn hơn và đảm bảo trả hết khoản vay đúng hạn định. Cần chắc rằng việc thanh toán nợ hàng tháng không bị ảnh hưởng dù bạn có đột ngột nghỉ việc hoặc gặp sự cố tài chính ngoài ý muốn.
This Post Has 0 Comments