skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Tháp tài sản là gì ? ý nghĩa của Tháp tài sản với cuộc sống ? Cách thức xây dựng như thế nào.

Chào bạn.

Có lẽ thời gian qua bạn đã nghe khá nhiều về tháp tài sản, nhưng chưa ai có thể có một cái định nghĩa ngắn gọn về nó. Vì vậy mà hôm nay mình xin định nghĩa ngắn gọn cho bạn về tháp tài sản như sau:

1.Khái niệm về Tháp tài sản.

Tháp tài sản là một danh mục tài sản được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo mục đích sử dụng của người sở hữu để đảm bảo cho cuộc sống được bình an và sung túc hơn.

Ví dụ:

Chân tháp: Các tài sản có tính bền vững cao: Mục đích để phòng ngừa cho các rui ro biến cố trong cuộc sống.

+ Đầu tư vào bản thân : Để luôn tạo ra thu nhập và thu nhập sẽ ngày càng tăng cao. Ví dụ như học tập chuyên sâu, trải nghiệm nhiều hơn.

+ Đầu tư tiết kiệm tích lũy  để phòng khi mất việc, không tạo ra thu nhập: Ví dụ như sổ tiết kiệm, quỹ trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vàng.

+ Đầu tư vào bảo hiểm: Sẽ dự phòng cho những rủi ro ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tử vong.

Lưng tháp: Các tài sản tạo ra thu nhập thụ động: Mục đích để giúp cho cuộc sống được vững vàng ổn định

+ Đầu tư vào các trái phiếu

+ Đầu tư cho vay

+ Đầu tư vào các cổ phiếu chuyên có cổ tức tiền mặt.

+ Đầu tư vào các bất động sản dòng tiền

+ Đầu tư vào hộ kinh doanh nhượng quyền

+ Đầu tư vào hệ thống tạo năng lượng điện

+ Đầu tư vào các tài sản số như website, kênh youtube, titok, ebook, bài hát, …

…..

Đỉnh tháp: Các tài sản làm giàu cho cá nhân.

Đây chính là các tài sản giúp cho cá nhân giàu lên nhanh chóng. Nhưng nó cũng chính có thể làm chúng ta mất tiền đi một cách dễ dàng. Tuy nhiên cơ hội luôn đi kèm với rủi ro, năng lực của chúng ta đến đâu thì chúng ta lựa chọn đầu tư đến đó.

Ví dụ:

+ Đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng trong nhóm VN30

+ Đầu tư vào các quỹ ETF, quỹ chủ động

+ Đầu tư vào các bất động sản tăng trưởng như đất nền, nhà phố, biệt thự khan hiếm.

+ Đầu tư vào Bitcoin

+ Đầu tư vào các dự án khởi nghiệp.

2. Ý nghĩa của Tháp tài sản trong việc quản lý tài chính cá nhân.

  • Giúp sắp xếp thứ tự ưu tiên các loại tài sản: Tài sản nào cần xây dựng trước, tài sản nào cần xây dựng sau.
  • Giúp phân loại các nhóm tài sản để phục vụ cho các mục đích khác nhau của người sở hữu.
  • Giúp đảm bảo cho tài chính cá nhân không bị đổ vỡ bởi các biến cố trong cuộc sống.
  • Giúp cho cuộc sống của cá nhân luôn được ổn định và sung túc.

3. Nhược điểm của Tháp tài sản.

Xét về hiệu quả đầu tư: Do mô hình này sẽ tập trung vào mức độ an toàn của tài chính cá nhân nên hiệu qua đầu tư sẽ không phải là tốt nhất.

Ví dụ: Nếu trong giai đoạn đầu tích lũy tài sản, đặc biệt là các bạn trẻ thì sẽ phải tập trung nhiều hơn vào các tài sản mang tính bảo vệ hoặc các tài sản tạo ra thu nhập thụ động nên lợi nhuận cũng không phải là cao nhất.

Thường lợi nhuận cao sẽ được tới từ các tài sản tăng trưởng tốt hoặc các tài sản có rủi ro rất cao.

Tuy nhiên trong giai đoạn sau khi xây dựng chân tháp tốt rồi thì việc đầu tư tập trung vào lợi nhuận sẽ vửa đảm bảo về sự an tâm, tâm lý vững vàng trong đầu tư và hiệu quả đầu tư cũng sẽ tốt hơn. Các rủi ro trong việc đầu tư tài sản rủi ro cao sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến tài chính cá nhân của mỗi người.

4. Thời điểm nào nên xây dựng tháp tài sản ?

Tháp tài sản nên được xây dựng càng sớm càng tốt, đặc biệt là những tài sản như đầu tư vào bản thân, số tiết kiệm, bảo hiểm, các quỹ trái phiếu.

Càng đầu tư sớm thì cuộc sống của mỗi người sẽ càng ổn định hơn và nó là nền móng để xây dựng sự sung túc về sau.

Kinh nghiệm của bản thân mình trong việc xây dựng tháp tài sản:

Bản thân mình xác định rất rõ một mục tiêu tài chính cụ thể đó là mình phải sớm độc lập tài chính. Vì vậy mà thu nhập thụ động nó sẽ gắn vào mọi quyết định lựa chọn tài sản của mình.

Mình vừa xây dựng các tài sản có ý nghĩa phòng ngừa rủi ro cho cuộc sống và vừa xây dựng các tài sản tạo dòng tiền thụ động cho mình.

+ Mình mua bảo hiểm

+ Mình đầu tư quỹ trái phiếu

+ Mình đầu tư vàng

+ Mình đầu tư vào bản thân rất nhiều: Dành thời gian để học, đọc sách và trải nghiệm để phát triển nghề nghiệp chuyên môn tạo ra thu nhập, phát triển bản thân hướng tới cuộc sống bền vững ở các trụ cột: Tài chính, sức khỏe và tâm hồn.

Tỷ trọng phần lớn của mình sẽ dành đầu tư vào các tài sản tạo ra thu nhập thụ động: Như trái phiếu, cổ phiếu cổ tức, đầu tư nhượng quyền, đầu tư vào các tài sản số, đầu tư vào bất động sản dòng tiền, đầu tư cho vay.

Mình dành khoảng tối đa 30% tỷ trọng vào nấc thang làm giàu: Mình đầu tư vào các tài sản như cổ phiếu tăng trưởng, quỹ ETF, Bitcoin, chứng khoán nước ngoài theo dạng hợp tác kinh doanh.

Tuy nhiên các tài sản rủi ro có khả năng mất tiền cao mình cũng chỉ để tỷ trọng tối đa khoảng 10%

5. Công thức chung nhất trong việc xây dựng Tháp Tài Sản.

Về nguyên tắc xây dựng tháp tài sản là chúng ta sẽ đi từ các tài sản phòng ngừa rủi ro trước rồi tiến tới các tài sản làm giàu cho mọi người.

Về tỷ trọng phân bổ các nhóm tài sản này sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, khả năng tài chính và khẩu vị rủi ro của mỗi người.

Ví dụ: Mục tiêu tài chính của tôi là về hưu an nhàn tuổi già, khẩu vị rủi ro của tôi thấp, khả năng làm gia tiền của tôi cũng chỉ ổn định thì rõ ràng tôi sẽ phải tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các tài sản phòng ngừa rủi ro và các tài sản có thu nhập thụ động tốt.

Ngược lại nếu mục tiêu tài chính của tôi là muốn có một bất động sản giá trị lớn, khẩu vị rủi ro của tôi cao, tôi cũng có năng lực làm ra tiền tốt thì rõ ràng lúc này tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các thang tài sản giúp mình làm giàu nhanh hơn để có thể sớm thực hiện mục tiêu tài chính lớn lao của mình.

Bạn có thể xem thêm video sau để hiểu rõ hơn về Tháp Tài Sản:

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến. Hòa là Admin của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Hòa xây dựng Blog TienCuaToi để hướng dẫn mọi người sớm độc lập tài chính và thực hiện được các mục tiêu tài chính trong cuộc đời mình. Thu nhập thụ động, Chi tiêu, Tiết kiệm và Đầu tư là các chủ để mà Hòa sẽ tập trung chia sẻ hàng tuần trên Blog này.

Tìm hiểu thêm về Hòa tại đây.  Follow Hòa trên Facebook cá nhânđăng ký kênh Youtube  và Nghe Podcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần bạn nhé.