Người dùng dễ dàng tìm, mua và yêu cầu chi trả bảo hiểm trên ứng…
5 cách duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dù khó khăn tài chính
Chào bạn
Mình đã gặp rất nhiều trường hợp là bạn bè, người thân quen khi gặp mình đều nói rằng: Nhà anh chị tham gia cho cả nhà tổng cộng 50-60 triệu phí/ năm thấy nặng quá! Sắp đến hạn đóng mà căng nên đang định không đóng tiếp đây…
Chẳng là anh bạn tôi 2 năm trước đây tham gia bảo hiểm của một người quen. Thấy nể lắm nên tham gia một cái! Mọi năm buôn bán thuận lợi, 50-60 triệu chẳng nhằm nhò gì. Nhưng năm nay cạnh tranh nhiều, quảng cáo tốn kém mà hàng đi chậm quá! Đợt này còn bị nợ tiền chưa đòi được. Còn chút tiền để chi phí sinh hoạt học hành cho con mà mang ra đóng phí bảo hiểm hết thì không ổn.
Nhấm ngụm cafe xong, tôi vỗ vai anh bảo:
Anh cứ bình tĩnh, em là bạn anh lại là Chuyên viên tư vấn Tài chính. Em sẽ giúp anh giải quyết vấn đề!
Đầu tiên, anh trả lời giúp em câu hỏi:
⁃ Anh có hiểu ý nghĩa và giá trị của Bảo hiểm nhân thọ không?
⁃ Anh có muốn duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà anh tham gia không?
Hai anh em tâm sự một hồi anh gật gù:
Anh thấy BHNT quá cần thiết ấy chứ! Con nhóc nhà anh ốm nằm viện suốt, không có BHNT là cũng tốn kém không ít đấy nên anh vẫn muốn duy trì.
Thôi em xem giúp anh có cách nào ko?? Nhờ cô đấy! Cô làm nghề này sớm có phải anh đã nhờ cô tư vấn không
Trong cuộc sống, việc không may gặp sa sút về mặt tài chính hoặc kinh doanh thu nhập bấp bênh… không phải quá xa lạ. Nhiều người hỏi tôi lắm khi tham gia nhưng chẳng hiểu bảo hiểm có tác dụng gì nên chẳng muốn đóng tiếp!
Dù là người tham gia do tôi tư vấn hay do bất cứ ai tư vấn tôi đều đưa ra lời khuyên là “Nên duy trì việc tham gia hợp đồng bảo hiểm dù có khó khăn
bằng cách đóng phí đều đặn.
Bạn thấy đấy, với thu nhập của mình mà bạn còn không kiểm soát được. Vậy nếu trong tình huống gặp sa sút về kinh tế như Bạn tôi, lại thêm sa sút về sức khoẻ thì sẽ ra sao ?
Gánh nặng sẽ càng lớn hơn rất nhiều! Và khoản phí đóng cho công ty bảo hiểm để duy trì hợp đồng cho bạn lúc này không phải là phí mà nó là cứu cánh, phao cứu sinh cho bạn và gia đình.
Tích luỹ trong Bảo hiểm là sự tích luỹ dài hạn và kỷ luật, các công ty bảo hiểm tạo ra những rào cản để bạn phải lý trí và nghiêm khắc kỷ luật với bản thân mình trong việc duy trì quỹ dự phòng tài chính chuẩn bị cho tương lai bằng cách tiết kiệm đều đặn ở hiện tại.
Tuy nhiên, bạn cần biết dù trong tình huống kinh tế khó khăn, bạn hoàn toàn vẫn duy trì được hợp đồng bảo hiểm bằng những cách sau:
1. Thay đổi kỳ hạn đóng phí:
Bảo hiểm nhân thọ rất linh hoạt trong việc đóng phí với các kỳ hạn khác nhau. Tùy theo điều kiện mà người tham gia có thể chọn cách đóng phí hàng kỳ theo tháng, quý, nửa năm hay 1 năm… Nếu bạn đang đóng phí 1 năm/lần mà cảm thấy khó khăn thì hoàn toàn có thể đề nghị điều chỉnh sang hình thức đóng nửa năm/lần hoặc theo quý, tháng.
2. Tận dụng thời gian Gia hạn đóng phí:
Đến kỳ đóng phí theo quy định trên hợp đồng bảo hiểm, người mua bảo hiểm được gia hạn thời gian tối đa là 60 ngày để nộp phí. Nếu là những khó khăn trong ngắn hạn, chờ tiền về hay chờ đến hạn sổ tiết kiệm thì hãy tận dụng quyền lợi này bạn nhé!
3. Tạm ứng từ Giá trị hoàn lại:
Khi đến hạn đóng phí mà người tham gia bảo hiểm gặp khó khăn về tài chính, để duy trì được hợp đồng và bảo vệ quyền lợi bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể đề nghị bằng văn bản với Công ty bảo hiểm yêu cầu được tạm ứng từ giá trị hoàn lại với số tiền tạm ứng không quá 80% giá trị hoàn lại tại thời điểm tạm ứng tùy từng công ty bảo hiểm (khi Hợp đồng bảo hiểm đã có Giá trị hoàn lại, thể hiện rõ trên bảng minh hoạ)
Bên mua bảo hiểm có thể hoàn trả số tiền tạm ứng này vào bất cứ lúc nào, Công ty bảo hiểm sẽ trừ số tiền tạm ứng từ bất kỳ khoản tiền nào mà Công ty phải trả theo hợp đồng bảo hiểm này. Và tiền lãi tạm ứng từ giá trị hoàn lại sẽ được tích lũy theo tỷ lệ và cách thức do Công ty bảo hiểm quy định phù hợp với các quy định có liên quan của Bộ Tài chính. Khi đến hạn thanh toán các khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại, Bên mua bảo hiểm phải trả cho Công ty khoản tạm ứng gốc cùng với lãi tích lũy của khoản tạm ứng đó. Lãi đến hạn nếu không được thanh toán sẽ được cộng vào khoản tạm ứng gốc và tích lũy lãi theo cùng tỷ lệ và cách thức.
Đặc biệt chú ý, khi tổng các khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại và tạm ứng đóng phí bảo hiểm tự động cùng với lãi tích lũy bằng hoặc vượt quá giá trị hoàn lại tại thời điểm đó thì hợp đồng bị mất hiệu lực.
Bạn có thể quan tâm: Sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe Manulife
4. Đề nghị giảm mệnh giá bảo hiểm:
Sau khi Hợp đồng có hiệu lực 01 năm và trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu giảm Mệnh giá Bảo hiểm nhằm giảm mức phí đóng.
Theo đó, số phí bảo hiểm giảm và các điều kiện khác có liên quan của hợp đồng bảo hiểm sẽ được điều chỉnh tương đương với mệnh gia bảo hiểm mới. Ngoài ra, tùy từng sản phẩm của từng công ty, cùng với việc giảm phí bảo hiểm thì số phí bảo hiểm đã đóng của những kỳ trước đã dư ra một lượng nhất định để đóng phí cho những kỳ tiếp theo đang khó khăn và hợp đồng vẫn được duy trì, quyền lợi bảo hiểm vẫn được đảm bảo.
5. Tạm ngưng đóng phí
Tạm ngừng đóng phí là trường hợp khách hàng chủ động yêu cầu không đóng phí bảo hiểm định kỳ theo đúng ngày đến hạn đóng phí.
Khách hàng thông báo với công ty bảo hiểm tạm ngừng đóng phí cho đến khi có khả năng tài chính sẽ tái tục lại hợp đồng bảo hiểm, thời gian tạm ngừng tối đa là 2 năm kể từ ngày đến hạn đóng phí gần nhất. theo đó khách hàng sẽ có 2 lựa chọn: một là đóng đầy đủ phí bảo hiểm còn thiếu, đóng bổ sung phí bảo hiểm còn thiếu và thời hạn hợp đồng không đổi. Hai là khởi động lại hợp đồng bảo hiểm, chỉ đóng phí bảo hiểm cho những kỳ tiếp theo. Hợp đồng bảo hiểm sẽ buộc phải thoả thuận lại về thời hạn bảo hiểm và mức phí bảo hiểm đóng mới.
Vậy nên dù khó khăn cũng cần tham gia và duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bởi bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tài chính được thiết kế cho tất cả mọi người trong mọi điều kiện kinh tế và mọi nhu cầu cuộc sống.
Cảm ơn các bạn đã xem bài chia sẻ của mình. Nếu có góp ý gì thêm cho mình, mong bạn hãy comment thêm thông tin bên dưới.
Bạn có thể quan tâm: Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư
This Post Has 0 Comments