Chào bạn. Có lẽ kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng rất nhiều đến thu…
Cách thay đổi bản thân trở lên tốt đẹp hơn
Chào các bạn,
Không ai có thể trở thành phiên bản tốt nhất của mình trong một sớm một chiều: Cứ từ từ thay đổi, thà chậm mà chắc còn hơn nhanh mà sai đường!
Không ai có thể trở thành phiên bản tốt nhất của mình trong một sớm một chiều: Cứ từ từ thay đổi, thà chậm mà chắc còn hơn nhanh mà sai đường!
Chỉ cần chọn đúng phương pháp, bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Ai cũng biết cuộc sống luôn đầy rẫy những đổi thay.
Chúng ta luôn muốn trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình, nhưng sai lầm trong cách tiếp cận sự thay đổi lại cản trở điều đó. Rốt cuộc, cuộc đời ta thay vì đi lên theo chiều hướng tích cực, lại càng tệ đi trông thấy.
Thay đổi không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Việc bạn cần làm là bình tĩnh làm từng bước để cuộc đời mình đi đúng hướng.
Đừng cố gắng thay đổi mọi thứ cùng lúc
Khi bắt tay vào thực hiện điều gì đó, chúng ta thường muốn làm tất cả mọi thứ cùng lúc. Nếu mới xây dựng thói quen, chúng ta sẽ cố gắng thực hiện hết sức và chăm chỉ nhất. Nếu mới chuyển chỗ ở, ta sẽ cố gắng làm quen với hàng xóm, liên tục khám phá các địa điểm ăn chơi trong khu vực. Nếu mới tập gym, bạn sẽ muốn thay đổi hoàn toàn chế độ ăn, điều chỉnh lại giờ giấc ngủ, và dành ra 60 phút mỗi sáng để tập cardio vào lúc 5h.
Ai cũng muốn làm nhiều thứ một lúc để có thể sớm nhìn thấy kết quả. Để rồi, chúng ta tự tạo áp lực cho mình, biến thay đổi thành một gánh nặng thay vì động lực phấn đấu. Chúng ta cố gắng tỏ ra bận rộn để quên đi hiện thực khắc nghiệt mà mình đang sống.
Tuy nhiên, để thay đổi đó có thể diễn ra lâu dài, ta cần phải kiên trì. Nghĩa là chúng ta phải thay đổi từng bước một, để những thay đổi ấy có thể kéo dài mãi mãi. Nếu muốn một cơ thể khỏe mạnh, bạn nên tập thể thao hàng ngày trước, sau đó mới điều chỉnh thời gian ngủ nghỉ, rồi cuối cùng là thay đổi chế độ ăn.
Đừng bao giờ coi thường sức mạnh của thói quen! Cho chúng đủ thời gian, chúng sẽ phát huy tác dụng. Những thay đổi quá nhanh hoặc quá tiêu cực sẽ không bao giờ giúp cuộc đời bạn dễ chịu hơn.
Lên kế hoạch thay đổi từ trước
Việc này thực ra rất khó khăn. Khi bạn muốn thay đổi, không phải cứ nghĩ “mọi thứ cần thay đổi ngay bây giờ” là được. Đó không phải là cách mà cuộc sống vận hành.
Chúng ta quyết định sẽ không thay đổi một cách dồn dập, có nghĩa là chúng ta sẽ tập trung vào từng thứ một. Có những thay đổi sẽ diễn ra trước, có những thay đổi được thực hiện sau.
Bạn nên xem mình cần cải thiện trong lĩnh vực nào và nghĩ ra cách để làm được điều đó. Bằng cách ấy, bạn sẽ biết bước tiếp theo mình phải làm gì.
Ban đầu, bạn sẽ thấy nhiệm vụ này là bất khả thi, không thể hoàn thành. Vì thế, hãy lập ra một danh sách những việc cần làm để cải thiện lĩnh vực mà bạn muốn.
Cuối cùng, hãy chọn một việc để thực hiện và lên kế hoạch trước cho những việc còn lại.
Chẳng hạn, nếu cảm thấy bị thiếu ngủ, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống, bạn cần thay đổi giờ giấc ngủ nghỉ của mình. Đầu tiên, hãy điều chỉnh lại những thói quen buổi tối. Sau đó, bạn nên đặt giờ đi ngủ sớm hơn. Tiếp theo, bạn hãy tự đặt ra quy tắc sử dụng điện thoại cho riêng mình để có thể ngủ ngon hơn.
Lợi ích của việc thay đổi từng bước một là bạn sẽ tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. Bạn sẽ biết cái gì tốt, cái gì chưa tốt, cái gì hữu ích nhất để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Việc này đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và tin tưởng vào bản thân. Qua đó, bạn sẽ có cơ hội để phát triển lâu dài và tạo dựng những thay đổi vững chắc.
Lặp đi lặp lại để tạo thói quen
Bạn cần phải chấp nhận một sự thật: Thay đổi nào cũng cần có thời gian và phải lên kế hoạch cụ thể, khả thi.
Có thể bạn sẽ cảm thấy sợ hãi và căng thẳng khi phải thay đổi. Kể cả khi bạn coi đó là động lực, nó cũng có thể khiến bạn ngộp thở nếu thay đổi quá nhanh, quá nhiều. Do đó, cứ bình tĩnh bước từng bước một, lặp đi lặp lại đều đặn qua thời gian cho tới khi chúng biến thành thói quen vững chắc. Khi ấy, bạn sẽ không chỉ hoàn thiện bản thân mà còn thay đổi cuộc sống của chính mình theo hướng tích cực nhất.
This Post Has 0 Comments