Chào bạn. Ông Warrent Buffet có nói rằng: "Nếu bạn không thể kiếm tiền ngay…
Kinh nghiệm liên quan đến lãi suất, phí vay tín chấp
Bạn phân vân lãi suất ngân hàng này cao??? Vậy phải làm sao.
Trên thị trường có tới trên 40 ngân hàng, công ty tài chính cung cấp dịch vụ vay tín chấp. Mỗi ngân hàng đưa ra một chính sách lãi suất riêng khiến khách hàng khó khăn trong việc cân nhắc lựa chọn. Một số lưu ý dưới đây giúp bạn lựa chọn được ngân hàng phù hợp và lãi suất tốt nhất.
Thứ nhất, bạn nên tìm hiểu lãi suất của các nhóm ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính. Mỗi nhóm nên chọn từ 1 đến 2 ngân hàng uy tín, đang có chương trình ưu đãi.
Thứ hai, hãy quy toàn bộ lãi suất theo năm và theo một phương thức tính dự nợ ban đầu hoặc giảm dần.
Thứ ba, hãy xem thông tin cá nhân của bạn có phù hợp với quy định vay của ngân hàng có lãi suất thấp nhất đó không.
Khi bạn trả nợ trước hạn thì bị phạt như thế nào???
Hầu hết các trường hợp khách hàng chúng tôi gặp thường dự kiến thời gian vay dài hơn so với mong muốn để cân đối nguồn trả hàng tháng đỡ áp lực. Vấn đề vướng phải là khi bạn muốn trả trước khi đến hạn theo lịch trên hợp đồng tín dụng bạn thường bị phát sinh một khoản phí phạt. Đây là một khoản tương đối lớn khi bạn vay tín chấp. Thông thường các ngân hàng thường tính như sau:
Phí phạt trả nợ trước hạn = tỷ lệ phí phạt * Số tiền còn lại bạn chưa trả.
Ví dụ cụ thể: Bạn A đã được ngân hàng cấp tín dụng 30 triệu, thời gian vay 24 tháng nhưng đến tháng thứ 12 bạn có được một khoản thưởng tư công ty và muốn trả hết khoản vay còn lại này. Phí phạt trên hợp đồng là 6% trên số tiền còn lại.
Số phí phạt bạn phải trả = Số tiền vay còn lại* tỷ lệ phí phạt= (30,000,000 *12/24 )*6% = 900,000 đ
Bạn dự tính thu nhập của mình bị giảm và không có đủ tiền để trả hàng tháng. Bạn nên xử lý như thế nào ???
Trong cuộc sống rủi ro luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta, việc công ty chậm trả lương, hay công ty phá sản rất dễ xảy ra. Lúc này bạn không có nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày cũng như để trả nợ ngân hàng. Khó khăn này nên sớm chia sẻ với ngân hàng trước khi nó xảy đến. Hãy đến gặp chuyên viên tín dụng và trình bày khó khăn và đưa ra kế hoạch trả nợ trong thời gian tới. Kế hoạch này dựa trên cơ sở bạn tìm được việc ở doanh nghiệp khác… lúc này ngân hàng sẽ đưa ra phương án cơ cấu lại phương án trả cho bạn. Bạn hãy yên tâm chủ động chia sẻ những khó khăn này với ngân hàng.
Bạn không thể trả được nợ ngân hàng trong thời gian dài ? Bạn sẽ bị ảnh hưởng gì? Ngân hàng sẽ xử lý khoản vay của bạn như thế nào.
Thực tế không mong muốn là trong một thời gian dài bạn bị thất nghiệp, nguồn thu nhập của bạn không có dùng để trả nợ ngân hàng. Khi đó khoản vay của bạn sẽ bị rơi vào tình trạng nợ quá hạn, rồi đến nợ xấu theo quy định của ngân hàng nhà nước. Lãi suất của bạn sẽ bị tính bằng 150% lãi suất trong hạn, tiếp nữa là các khoản phí phạt liên quan. Số tiền lớn dần lên từng ngày khiến bạn mất hẳn khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Thông tin khoản vay của bạn sẽ được gửi lên trung tâm thông tin tín dụng ảnh hưởng lớn đến uy tín của bạn nếu sau này bạn muốn tiếp tục vay ở các tổ chức khác.
Khi tình trạng nợ quá hạn xảy ra ngân hàng sẽ thực hiện các phương thức cơ bản để thu hồi nợ của bạn như sau:
- Gọi điện thông báo, làm việc trực tiếp để xem xét tình hình khó khăn của bạn yêu cầu bạn trả nợ.
- Thông báo đến cơ quan, doanh nghiệp bạn công tác và nơi bạn cư trú về việc hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ.
- Bàn giao sang một bên thứ 3 chuyên thu hồi nợ để đôn đốc bạn tìm kiếm nguồn thu để trả nợ.
- Kiện bạn ra tòa án để giải quyết khoản vay trên.

This Post Has 0 Comments