skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Bẫy Vay Bank – Dính rồi mới thấm !!

1. Lãi suất vay thả nổi:

Đây có lẽ là cái bẫy đau nhất mà ít khách hàng biết tới khi vay. Bởi mọi người ít khi đọc hợp đồng tín dụng. Lãi suất thả nổi = Lãi suất tham chiếu + Biên độ.
Biên độ thường cố định biết trước nhưng lãi suất tham chiếu thì chịu.
Lãi suất tham chiếu thường bằng lãi suất tiết kiệm 24 tháng hoặc một mức ấn định do ngân hàng quyết định. Ngân hàng nào có chi phí huy động vốn cao thường có lãi suất tham chiếu cao. Nhiều khi cái lãi suất tiết kiệm 24 tháng lại là lãi suất của một khoản gửi nào đó mà chẳng ai có thể với tới được để đẩy lãi vay cao.
Khi đã vay rồi thì Bank bảo sao khách hàng phải nghe vậy. Cấm cãi !!! cứ ngoan ngoãn trả nợ, không là bị mất tài sản như chơi.
Hình 1, Hòa có mô tả 1 phương án để bạn nhìn thấy sự biến động của lãi suất dẫn đến mất cân đối rất nhanh.
Có thể là hình ảnh về bản thiết kế, sơ đồ tầng và văn bản

2. Phí ẩn

Trước khi vay bạn thường chỉ quan tâm tới lãi suất nhưng thực tế chuẩn bị giải ngân và sau khi giải ngân mới biết sao lắm phí thế:
– Phí bảo hiểm khoản vay
– Phí bảo hiểm nhân thọ
– Phí bảo hiểm tài sản
– Phí thẩm định tài sản
– Phí công chứng thế chấp
– Phí cho anh em tín dụng (tùy trường hợp rủi ro khoản vay)
– Cảm ơn sales tín dụng (tùy tâm của khách).
….
Sau khi vay rồi sẽ có những khoản phí:
– Phí phạt trả nợ trước hạn
– Phí thu hồi lãi suất ưu đãi
– Phí bảo hiểm tài sản hàng năm
– Phí phạt chậm trả nợ
– Lãi phạt chậm trả nợ

3. Mồi câu lãi thấp, không phí.

– Vay lãi suất 0%, miễn phí trả nợ thường phổ biến nhất với các chủ đầu tư dự án hoặc một vài showroom ô tô. Bản chất của khoản lãi này đều được chủ đầu tư hay showroom hỗ trợ lãi suất, phí phạt -> Khoản chi phí này đều được cộng vào giá bán sản phẩm. Suy cho cùng mình nhận ưu đãi lãi từ túi tiền mình bỏ ra thôi.
– Lãi suất 0% làm cho người vay quên đi phải trả nợ như thế nào. Chỉ nghĩ trước mắt 1-2 năm không phải trả lãi là yên tâm. Điều đó đẩy khách hàng đến những nhu cầu mua những căn nhà có giá trị cao hơn khả năng hiện tại. Vậy là mắc câu mua nhà vượt quá khả năng và ngậm đắng nuôi bank 20-30 năm còn lại. Coi như cả cuộc đời ám ảnh trong nợ.
Mình có thời gian được gặp rất nhiều các khách hàng mua bất động sản ở các dự án như phú quốc, quảng ninh, đà nẵng với giá vài triệu usd. Đã phải ngậm đắng bỏ của nhưng không thể chạy lấy người được vì lưỡi câu bank quá chặt.
” Bán tài sản không được mà trả nợ bank cũng không xong”

4. Không lo trả nợ

Câu này nghe quen lắm, bản chất chính là ân hạn nợ gốc và hỗ trợ 100% lãi, phí. Nhưng chỉ trong 1 khoản thời gian 1-3 năm.
Mọi người thường kỳ vọng 1-3 năm bất động sản sẽ tăng gấp đôi khi đang say trong cơn sóng tăng giá. Vậy là nhắm mắt vay nợ vớ nhiều chính sách giải ngân cực tốt.
Cuối cùng lại mắc vào lưới bank khi thủy chiều rút, tiền khan hiếm. Dòng tiền không có, nhà thì giảm và nợ lại đang treo trên đầu.
Sau thời gian ân hạn và hết ưu đãi là vỡ mật luôn. Bắt đầu trả nợ gốc với lãi suất cao.
Hình ảnh dưới bạn sẽ thấy rất rõ, 24 tháng đầu nhẹ nhàng nhưng sau đó là cả một tảng nợ đè nặng.

5. Vay gốc tối đa

Không phải dùng tiền của mình mà tạo ra tiền ai cũng thích. Bỏ ra 15% vốn và được vay tới 85% tài sản thì thôi rồi. Có 1,5 tỷ nhưng vay tới 8,5 tỷ để mua căn 10 tỷ. Nghĩ rằng tài sản sẽ tiếp tục nhân đôi thì ôm trọn 10 tỷ mà không phải bỏ tiền ra.
Trong cơn say đó, sales lại có nhiều kịch bản thao túng tâm lý. Vậy là quất luôn căn này. Cuối cùng tặng căn nhà này cho ai miễn phí mà không ai dám nhận. Hiện tượng lạ trong thời gian qua” Tặng nhà triệu usd mà không ai dám lấy”

6. Không cần thu nhập

Nguyên tắc khi đi vay là khách hàng phải cân đối được thu nhập và phải đưa ra các kịch bản rủi ro dòng tiền của mình trước khi vay. Nhưng Bank lại tặng cho cái lợi ích không cần chứng minh thu nhập mà chỉ cần mang tài sản ra chứng minh. Mọi người quên đi phải làm kế hoạch trả nợ cho mình, bank cũng chẳng quan tâm. Bank cứ quá hạn, nợ xấu là thịt tài sản thôi.

7. Quà tặng hấp dẫn

Đợt này thấy có nhiều ưu đãi, tặng nhà, tặng xe, … Đây là ưu đãi của chủ đầu tư cũng là bình thường. Nhưng khi vay mua căn nhà này thì bản chất là vừa vay mua nhà và vừa vay mua xe luôn.
Vay tối đa để nhận quà, không cẩn thận sập trả nợ. Bán nhà bán xe đi không trả nổi.

8. Hotgirl xinh đẹp (Cái này tui không có kinh nghiệm, chỉ chém thui)

Vay mua nhà được em chiều, bởi thế mà năm qua có trên Tiktok em ngân hàng V đó nổi tiếng vậy.
Tưởng rằng vay thì dễ nhưng trả đâu có dễ vậy. Tiền nhiều khi đi đâu cũng không biết.
Trên đây là 8 cái bẫy vay bank mà nhiều người dính phải mới thấm. Bạn đọc nghe có vẻ hơi tiêu cực chút nhưng đó là thực tế mà nhiều người vẫn đang mắc phải. Hầu hết mọi người không coi trọng vấn đề trả nợ, không có phương án trả nợ rõ ràng và không có các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Mọi người chỉ quan tâm đến lợi nhuận từ phương án này. Bởi lòng tham đã che lấp tất cả hay bởi vì thiếu kiến thức quản lý tài chính cá nhân.
Mặt tích cực thì mấy ai kể đâu, nhiều người vay bank họ cũng có lời lắm chứ. Nhưng khi dùng tiền vay họ rất coi trọng vấn đề trả nợ. Uy tín trả nợ còn cao hơn cái lợi nhuận đem về. Chính vì vậy phương án vay họ sẽ tính toán rất kĩ về rủi ro tài sản, dòng tiền và lợi nhuận. Họ tích lũy nhà bằng lý trí chứ không phải con tim.
Bài viết này không nói xấu bank mà chỉ nhằm mục đích mô tả lại một thực tế rất phũ phàng thời gian qua. Mình vẫn coi bank là công cụ như con dao hai lưỡi vậy. Biết dùng nó thì sẽ có lợi, không biết dùng thì cả đời khốn nạn trong nợ.
Trên đây là một vài chia sẻ kinh nghiệm của Hòa từ thực tế công việc cũng như trải nghệm. Bạn còn gặp hay biết những bẫy khác của ngân hàng thì chia sẻ cho mọi người cùng nắm được nhé. Rất wellcome mọi người đến tường của mình. Bạn có thể share về tường của bạn để đọc lại rút kinh nghiệm nhé

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Anh chị và các bạn. Em là Thanh Mai - Supporter của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Tìm hiểu thêm về Admin và những giá trị mà Blog TienCuaToi mang lại cho Cộng đồng tại đây. 

Follow Admin Trịnh Công Hòa trên Facebook cá nhân và đăng ký kênh Youtube  và Nghe Postcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần anh chị nhé.