Chào bạn. Nếu như bạn đang tìm một tài khoản số đẹp của Ngân hàng…
Tiết kiệm Tài sản HAY Tiết kiệm Tiền?
Xin chào các bạn thân mến.
Tôi viết bài blog này với tư cách là một người thường xuyên tiết kiệm tiền giống như các bạn. Thói quen tiết kiệm nó được ăn sâu từ truyền thống gia đình và văn hóa xã hội Việt Nam đó các bạn. Chúng ta phải tiết kiệm để phòng khi trái gió trở trời chứ. Nếu tiêu hết thì khi khó khăn lấy đâu ra tiền để lo toan công việc gia đình.
Nỗi lo này và suy nghĩ này nó cứ ăn sâu vào tôi mãi không thoát được. Và tôi biết rằng rất, rất nhiều bạn cũng giống như tôi. Tập trung tiết kiệm và tiết kiệm cực giỏi luôn.
Nhưng chúng ta phải đặt ra vấn đề là tiết kiệm tiền có có thực sự hiệu quả không ???
1.Tiết kiệm tiền có hiệu quả không?
Nhưng khi tiết kiệm được một số tiền lớn rồi thì mới nhận ra một điều rằng mình muốn mua một tài sản như bất động sản nó khó khăn như thế nào. Cái bất động sản mà tôi muốn mua nó tăng nhiều hơn so với số tiền mà tôi đặt mục tiêu ra trước đây. Cụ thể 5 năm trước nó có giá 500 triệu đồng thì sau 5 năm tôi tiết kiệm được số tiền đó tôi chẳng thể mua được, bởi bây giờ nó có giá 1.5 tỷ đồng rồi.
Có một vài câu chuyện nữa mà các bạn cũng đã nghe là cuốn sổ tiết kiệm gửi ngân hàng sau mấy chục năm không bằng một mớ rau.
Câu chuyện gửi tiết kiệm 2 chỉ vàng sau 34 năm còn 0 đồng đang gây xôn xao dư luận.
Đó là trường hợp của anh Hoàng Nam Thành, hiện là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất năng lượng tái tạo tại TP.HCM. Anh Thành nói trên báo ANTĐ, cuối năm 1983, anh đi làm thêm kiếm được 2 chỉ vàng, tương đương 400 đồng. Không dám ăn tiêu, anh đem gửi tiết kiệm.
Anh Thành với cuốn sổ tiết kiệm “thần thánh” |
Nhưng sau 34 năm, tính lãi các kiểu thì số tiền tiết kiệm còn 0 đồng. Thậm chí, giờ đi đòi còn mất thêm tiền, vì phải trả “phí quản lý sổ”. Vì vậy, cuốn sổ tiết kiệm “thần thánh” này được anh giữ gìn như một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời.
Gửi tiết kiệm một chỉ vàng, hơn 30 năm sau nhận lại… 20.000 đồng
Theo báo PL TP.HCM, ngày 27/9/1983, ông Nguyễn Vinh Rượu (Hòa Vang, Đà Nẵng) có đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh huyện Hòa Vang gửi 90 đồng vào quỹ tiết kiệm theo dạng tiết kiệm không kỳ hạn. Từ năm 1983 đến năm 1988, số tiền lãi vẫn được tính đều đặn. Tính đến tháng 11/1988, ông Rượu có 266 đồng trong quỹ tiết kiệm. Với 266 đồng lúc đó có thể mua được hơn một chỉ vàng hoặc nhiều tài sản có giá trị khác.
Sổ tiết kiệm của gia đình bà Thạnh. |
Năm 2001, ông Rượu qua đời. Mãi tới gần đây, khi lục tìm trong đống giấy tờ của người cha quá cố, người nhà của ông mới phát hiện quyển sổ tiết kiệm. Nhưng sợ là sổ giả, rồi nghĩ chắc ngân hàng đã giải thể nên gia đình không đi hỏi.
Sáng 31/3/2015, bà Nguyễn Thị Thạnh, con gái ông Rượu, mang quyển sổ tiết kiệm đến Ngân hàng hỏi. Sau khi kiểm tra quyển sổ, nhân viên xác định đây là sổ tiết kiệm thật và sẽ tiến hành tất toán cho khách hàng. Nhưng theo ước tính của nhân viên ngân hàng thì bà Thạnh sẽ được nhận hơn 20.000 đồng.
Tôi chia sẻ những câu chuyện này để các bạn hiểu rằng tiết kiệm tiền là một thói quen và một truyền thống của người dân Việt Nam. Tôi thấy thói quen này rất tốt các bạn ạ. Nhưng xét về mặt hiệu quả thì chẳng có hiệu quả chút nào. Bạn nhìn thấy rõ rồi đúng không. Bản chất tiết kiệm tiền ở đây chỉ là giữ tiền hộ thôi. Nó không khác gì bạn để tiền ở nhà cả. Tuy nhiên hiện tại thì với sự trượt giá của đồng tiền, lạm phát gia tăng thì các Ngân hàng vẫn đang trả lãi cho người gửi tiền. Chứ nếu ở các nước đang phát triển thì đâu có trả lãi cao như ở Việt Nam vậy.
Bởi vậy mà rõ ràng việc tiết kiệm tiền là không hiệu quả. Càng tiết kiệm tiền lâu thì tiến càng mất giá trị. Dần dần nó trở thành một con số 0. Thay vào đó chúng ta phải tiết kiệm thứ khác đem lại hiệu quả hơn phải không ạ? Thứ này sẽ phải dùng tiền để mua được nó. Đó chính là Tài Sản
2. Khái niệm về tài sản
Tài sản là bất cứ thứ gì có thể tạo ra dòng tiền hàng ngày, hàng tháng, hàng năm hoặc có khả năng tăng trưởng giá trị theo thời gian.
Vậy thì tài sản này phải tạo ra tiền cho người nắm giữ nó và tăng trưởng giá trị theo thời gian.
Tôi chia ra làm 3 nhóm tài sản chính để các bạn dễ hình dung:
Nhóm 1: Tài sản tài chính
- Tài sản dòng tiền đều: Cổ phiếu cổ tức, trái phiếu doanh nghiệp, Chứng chỉ quỹ trái phiếu, hợp đồng cho vay ngang hàng, cổ phần hộ kinh doanh, ô tô cho thuê, bất động sản cho thuê…
- Tài sản tăng trưởng giá trị theo thời gian: Vàng, Cổ phiếu doanh nghiệp hàng đầu, bất động sản, chứng chỉ quỹ cổ phiếu…
Nhóm 2: Tài sản tri thức
- Ebook
- Bản quyền âm nhạc
- Blog
- Kênh Youtube
- Kênh Postcast.
- ….
Nhóm 3: Tài sản điện tử.
.Trong Blog này tôi đã viết khá nhiều các nội dung về các loại tài sản này. Tôi hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ về nó để bắt đầu tìm kiếm, xây dựng và sử dụng nó một cách hiệu quả.
3. Tại sao lại Tiết Kiệm Tài Sản?
Tôi chắc chắn rằng khi đọc đến đây các bạn sẽ hoài nghi về việc tiết kiệm tài sản đúng không ạ. Rõ ràng là tôi chưa nhìn thấy hiệu quả của nó làm sao tôi nghe bạn được. Đây là một khái niệm rất mới mà đúng không các bạn.
Tôi hiểu cái băn khoăn này của các bạn. Chính vì vậy nó thôi thúc tôi phải chứng minh cho các bạn những luận điểm rõ ràng để thuyết phục các bạn theo một cái khái niệm mới này.
Trước hết chúng ta cần so sánh giá trị của TIỀN và giá trị của TÀI SẢN.
- Giá trị của TIỀN là một công cụ thanh toán và trao đổi các sản phẩm dịch vụ được dễ dàng hơn.
- Giá trị của TÀI SẢN là giúp ích cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn.
Sự so sánh này có lẽ vẫn hơi lý thuyết với các bạn đúng không ạ. Vì vậy mà tôi sẽ đi sâu hơn nữa để xét về mặt hiệu quả cho các bạn thấy rõ ràng hơn.
Trở lại ví dụ bên trên với 90 đồng vào năm 1988 mua được 1 chỉ vàng.
Đến bây giờ 90 đồng đó được trả 20,000 đ còn 1 chỉ vàng có giá 5.5 triệu đồng. Vậy là để tiền tiền kiệm là không hiệu quả rồi phải không các bạn.
Tiếp tục một ví dụ khác gần gũi hơn.
Vào ngày 9.11.2015 tôi có 10 triệu đồng, tôi sẽ có 2 phương án sử dụng số tiền này:
- Nếu tôi gửi tiết kiệm thì lãi suất bình quân khoảng 8%/năm. Tính cả lãi kép thì sau 5 năm tôi sẽ nhận được cả gốc và lãi là 14,693,280 đồng.
- Nếu tối mua cổ phiếu Vingroup thì tôi sẽ mua được 361 cổ phiếu với mức giá thời điểm đó là 27.700 đồng. Hiện tại giá cổ phiếu vào ngày 9.11.2020 là 105,600đ. Tổng giá trị tiền tôi có tại thời điểm bây giờ là 38,121,600 đ
Như vậy so với gửi tiết kiệm thì số tiền tôi tiết kiệm bằng cổ phiếu sẽ hơn so với tiết kiệm bằng tiền là 23,428,320 đ
Biểu đồ: Thay đổi giá trị của cổ phiếu Vingroup.
Tôi biết chắc chắn rằng các bạn sẽ đặt ra câu hỏi là tiết kiệm thì tôi ăn chắc số tiền đó đúng không ạ. Nhưng mà số tiền bạn ăn chắc có được đó nó so với mất giá đồng tiền là bạn đang mất đi. Thực tế đã chứng minh cho mình câu chuyện đó rồi phải không bạn.
Rõ ràng với cổ phiếu hay vàng bạn sẽ thắng trong cuộc chơi mất giá đồng tiền. Vấn đề ở đây là lựa chọn cách tiết kiệm tài sản như thế nào để chiến thắng được cuộc chơi này thôi phải không các bạn.
Nếu chia sẻ đến đây các bạn vẫn chưa hiểu được vấn đề tiết kiệm nó làm cho bạn ngày một nghèo đi không phải vì tiền mà còn nghèo đi cả về kiến thức. Thì có lẽ bạn sẽ không phải tốn thời gian đọc tiếp phần tiếp theo của bài viết này.
Tôi viết ở đây không phải khích bác các bạn mà đó là sự thật mà tôi đã giác ngộ thực sự khi chứng kiến những đồng tiền của bố mẹ mình tần tảo làm ăn tiết kiệm đến bây giờ nó chẳng còn giá trị là bao nhiêu.
Tôi mong mọi người sẽ thay đổi và chấp nhận cuộc chơi đồng tiền này với một suy nghĩ khác biệt hơn. Chuyển suy nghĩ tiết kiệm tiền hàng tháng của mình sang tiết kiệm tài sản các bạn nhé.
Chúng ta sẽ có cách và cùng nhau vượt qua thử thách này. Tôi nhìn thấy đích đến rồi và tôi tin các bạn cũng sẽ có niềm tin như tôi.
4. Cách thức tiết kiệm tài sản
Bạn đã có một thói quen tiết kiệm tiền hàng tháng tôi thấy bạn thật may mắn và quá tốt rồi. Nhưng bây giờ bạn hãy chuyển đổi cách thức tiết kiệm tiền đó sang tiết kiệm tài sản để làm cho việc tiết kiệm của mình trở nên hiệu quả hơn như sau:
- Hàng tháng hãy dùng tiền bạn tiết kiệm để mua tài sản. Mua đều hàng tháng các bạn nhé. Đúng bằng số tiền bạn đang tiết kiệm.
Tôi lấy ví dụ như sau: Bạn có thu nhập 20 triệu đồng, mỗi tháng bạn tiết kiệm tiền 2 triệu đồng. Vậy bạn dùng 2 triệu đồng đó để mua tài sản là cổ phiếu của doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường/chứng chỉ quỹ/trái phiếu nhé.
Bạn đừng quan tâm đến giá cổ phiếu tăng hay giảm. Hãy quên việc tăng giảm giá của cổ phiếu đi nhé. Rồi bạn sẽ nhận được một kết quả xứng đáng trong 5 năm hay 10 năm tới.
Nếu bạn chưa có thói quen tiết kiệm tiền thì bây giờ bạn bắt đầu thực hiện tiết kiệm ngay tài sản được rồi đó.
Chỉ với 10,000đ cũng cũng có thể tiết kiệm online bằng tài sản được rồi. Thực sự mình không nghĩ rằng việc tiết kiệm tài sản nó lại trở lên dễ dàng như bây giờ các bạn ạ.
- Hàng tháng bạn dành 10% thu nhập của mình để mua các tài sản online như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ để tiết kiệm.
Quên gửi tiết kiệm online, gửi tiết kiệm số, gửi tiết kiệm sổ đi các bạn nhé. Chúng ta còn trẻ, còn nhiều cơ hội để phần đấu, trải nghiệm và thử thách với những cách nhìn nhận khác đi ạ.
Hòa có làm thêm kênh Postcast để bạn có thể nghe những trải nghiệm khác nữa. Bạn tham khảo nhé.
Chúc các bạn sẽ gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.
Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ và theo dõi Blog TienCuaToi
This Post Has 0 Comments