skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Xây dựng kế hoạch bảo vệ cả gia đình

Chào bạn.

Mỗi người trong chúng ta, dù già dù trẻ, khi đã và đang sống đều đang lao động để kiếm tiền. Với mục đích to lớn không gì khác hơn là ổn định gia đình, chăm sóc con cái, chăm lo bố mẹ. Từ khi sinh ra lớn lên trong vòng tay bố mẹ, chúng ta luôn được dạy rằng phải học hành đàng hoàng, sau này ra đời làm việc chăm chỉ, tiết kiệm cho con cái học hành, có một gia đình hạnh phúc.

Và để có một gia đình hạnh phúc, có tiền của để chăm nuôi con cái, biếu bố mẹ dưỡng già, mỗi người dù là vợ hay chồng, đều chăm chỉ lao động, tiết kiệm. Nhưng sóng gió luôn luôn rình rập chúng ta, và rủi ro cũng vậy. Ngày mai là ngày gần với tôi và các bạn nhất, nhưng quả thực chúng ta không thể biết trước được ngày mai, khi dắt xe ra đường và hòa vào dòng người đi làm, thì mỗi người trong chúng ta có thể hoàn thành công việc và về nhà an toàn trong vòng tay gia đình mình hay không. Bỏ qua các con số thống kê về tại nạn, bệnh tật bất ngờ, để tránh mọi rủi ro và hoàn thành việc giữ vững gia đình, mỗi người đều nên có một kế hoạch tài chính riêng cho gia đình mình.

Trước tiên, mỗi gia đình cần xác định ai là người trụ cột, người lao động chính trong gia đình, người mang về thu nhập nhiều hơn, trường hợp cả 2 vợ chồng thu nhập ngang nhau và việc thiếu vắng một trong hai nguồn thu nhập đều ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình, chúng ta nên bảo vệ cả hai người.

Trong cuộc sống, mỗi gia đình đều có mức chi tiêu tối thiểu phải bỏ ra hàng tháng, có gia đình chỉ 10 triệu một tháng đã đủ chi phí, nhưng có những gia đình phải là 15 triệu hoặc 20 triệu một tháng hoặc nhiều hơn nữa mới đủ. Chúng ta cần có một con số cơ bản dựa trên tiền tối thiểu duy trì cuộc sống như tiền ăn, tiền điện nước, tiền chi phí con học hành, tiền quỹ dữ phòng bệnh tật, bỏ qua vui chơi giải trí. Thêm vào nữa, chúng ta ai cũng muốn nuôi dạy con khôn lớn, những đứa con mình dứt ruột đẻ ra và mong mỏi chúng có thể học hành thành đạt (tạm tính là các con học hành tới năm 22 tuổi xong đại học là đủ chất xám để đi làm). Như vậy, bạn có thể tính ra được số tiền chi phí tối thiểu mà gia đình mình cần thiết để chẳng may trong trường hợp rủi ro xảy ra, bạn và gia đình vẫn có thể thực hiện được các kế hoạch cho con cái học hành, mọi người có thể sống yên ổn.

Tôi lấy ví dụ một trường hợp để các bạn có thể tính toán:

Gia đình anh C và chị V có 2 con, một bé M là 5 tuổi và một bé N là mới sinh (0 tuổi). Hiện hai vợ chồng có thu nhập rất tốt, nhưng bỏ qua vấn đề thu nhập, tôi chỉ cần tính gia đình anh chị C V muốn duy trì mức sống tối thiểu thì hàng tháng cần chi phí ra là 10 triệu đồng (tiền ăn uống, học hành của con cái, điện nước..). Vì cháu M và N còn nhỏ, và để hai cháu lớn lên đều có thể hoàn thành chương trình đại học, thì gia đình cần chuẩn bị chi phí từ bây giờ với một kế hoạch là năm cháu M và N đủ 18 tuổi thì mỗi cháu có một quỹ khoảng 200 triệu (tối thiểu) để học đại học.

Vị chi tối thiểu trong vòng 22 năm tới, gia đình anh C và chị V cần chi phí tối thiểu là: 10 triệu x 12 tháng x 22 năm = 2.64 tỷ đồng.

Quỹ giáo dục cho 2 cháu là mỗi cháu 200 triệu đồng, tổng là 400 triệu đồng.

Như vậy nhu cầu tối thiểu của gia đình để duy trì trong vòng 22 năm tới sẽ là 3,04 tỷ đồng. Đây là một kế hoạch cơ bản, hoàn toàn không khó thực hiện với mỗi gia đình. Tuy nhiên để đảm bảo rằng dù cho rủi ro có xảy ra hay thế nào đi chăng nữa, gia đình anh chị C V cần có một kế hoạch bảo hiểm như sau:

Xác định trong gia đình, anh C có thu nhập khoảng 20 triệu/tháng, chị V có thu nhập khoảng 7 triệu/tháng. Ta sẽ chọn anh C là người trụ cột chính, và lập kế hoạch bảo hiểm để bảo vệ thu nhập gia đình với người được bảo hiểm là anh C

Kế hoạch bảo hiểm:

Bảo vệ sinh mạng anh C là 1 tỷ đồng.

Bảo vệ tai nạn và thương tật vĩnh viễn là 500 triệu đồng.

Bảo vệ bệnh lý nghiêm trọng là 500 triệu đồng.

Hỗ trợ Y tế khi nằm viện cho anh C là 500 ngàn/ngày.

Với kế hoạch bảo hiểm như trên, nếu không có bệnh tật xảy ra cho anh C, mà chẳng may anh C có rủi ro gặp tai nạn và ra đi mãi mãi. Anh C sẽ để lại cho gia đình một số tiền là 1.5 tỷ đồng. Số tiền này nếu người vợ thông minh và đem gửi tiết kiệm hoặc đầu tư và có được lãi suất là 8%/năm, thì mỗi năm gia đình sẽ có được 1 khoản lãi là 120 triệu, chia ra mỗi tháng gia đình sẽ có 10 triệu đồng để có thể bù chi phí mà anh C không đem về được. Thêm nữa số tiền tiết kiệm này sẽ không mất đi mà thành khoản vốn để các con khi đến 18 tuổi có thể học đại học. Đây là một kế hoạch vừa phải, không có gì to tát, cũng không vượt quá khả năng tài chính của gia đình. Để có được kế hoạch tài chính này, gia đình cần mua bảo hiểm cho anh C với chi phí khoảng 24 triệu đồng/ năm. Con số này so với tổng thu nhập gia đình anh C không lớn ( khoảng 324 triệu/năm), tức là chỉ chiếm khoảng 7,4% thu nhập. Việc gia đình anh C cần làm là điều chỉnh lại các khoản thu nhập của mình và đảm bảo thực hiện kế hoạch. Hơn thế nữa, nếu anh C khỏe mạnh, thì sau khi mua bảo hiểm 15 năm, anh sẽ có một khoản tiết kiệm khoảng 360 triệu đồng từ tiền mua bảo hiểm, như vậy hoàn toàn có thể là quỹ giáo dục hỗ trợ anh C trong việc cho con học hành.

Mỗi gia đình đều có thể có kế hoạch riêng để phù hợp với thu nhập và chi phí của gia đình mình. Bảo hiểm nhân thọ luôn luôn đề cao việc bảo vệ mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội. Nếu bạn quan tâm tới gia đình mình, muốn dành cho gia đình mình nhiều yêu thương hơn nữa, hay để cho người thân mình luôn an tâm vui sống.

Bảo hiểm nhân thọ luôn tồn tại để làm một phương án dự phòng cho mọi gia đình. Còn bạn có muốn lựa chọn nó hay không mà thôi.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Anh chị và các bạn. Em là Thanh Mai - Supporter của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Tìm hiểu thêm về Admin và những giá trị mà Blog TienCuaToi mang lại cho Cộng đồng tại đây. 

Follow Admin Trịnh Công Hòa trên Facebook cá nhân và đăng ký kênh Youtube  và Nghe Postcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần anh chị nhé.