skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Bài học số 23: Công ty bảo hiểm thực hiện chi trả khoản nợ xấu của khách hàng vay vốn Tima Lender như thế nào?

Xin chào các bạn thân mến

Mình tin chắc rằng khi tham gia đầu tư cho vay tại Tima Lender bạn luôn cảm thấy an tâm vì đã được công ty bảo hiểm chi trả gốc lãi quá hạn cho bạn. Tuy nhiên đã có bạn nào biết Công ty bảo hiểm họ thực hiện chi trả khoản gốc lãi quá hạn như thế nào không?

Trước hết hãy xem lại hợp đồng hợp tác đầu tư giữa bạn và Tima Lender.

” Trích dẫn hợp đồng hợp tác đầu tư Tima Lender”

Chúng ta cùng xem xét chi tiết hơn các điều khoản loại trừ hợp đồng bảo hiểm nhé.

Như vậy các công việc liên quan đến hợp đồng đầu tư thì nhà đầu tư đã uỷ quyền toàn bộ để Tima Lender thực hiện. Trường hợp Tima Lender phá sản thì sao? Lúc đó hợp đồng hợp tác sẽ bị chấm dứt và nhà đầu tư sẽ nhận toàn bộ hồ sơ và làm việc với khách hàng vay để thu hồi nợ.

Mình xin trích dẫn trong hợp đồng hợp tác đầu tư về bồi thường bảo hiểm như sau:

Các hồ sơ cần thiết để thực hiện yêu cầu đòi bồi thường bảo hiểm bao gồm:

“””’

  1. Giấy chứng nhận bảo hiểm (bản sao);
  2. Thông báo và yêu cầu trả tiền bảo hiểm từ Bên Cho Vay/ đại diện theo ủy quyền của Bên Cho Vay/Tima; Trường hợp Bên được ủy quyền gửi thông báo thì phải có ủy quyền hoặc tài liệu chứng minh việc ủy quyền của Bên Cho Vay.
  3. Hợp đồng vay giữa Bên Cho Vay và Bên Vay và tài liệu chứng minh Bên Cho Vay đã chuyển tiền cho Bên Vay;
  4. Các tài liệu Bên Vay đã cung cấp cho Bên Cho Vay phù hợp với yêu cầu của Gói sản phẩm được quy định tại Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm tiền đầu tư ký giữa Tima và Đơn vị bảo hiểm.
  5. Hợp đồng hợp tác giữa Bên Cho Vay và Công ty.
  6. Các tài liệu, giấy tờ chứng minh Bên Cho Vay/ đại diện Bên Cho Vay/Tima đã thực hiện các biện pháp nhắc nợ, yêu cầu thanh toán nợ gửi Bên Vay nhưng không được thanh toán trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Bên Vay đến hạn phải thanh toán theo Hợp đồng vay (cụ thể là các giấy tờ, văn bản, bằng chứng cần cung cấp: Báo cáo xuất hệ thống nhắc nợ qua đt: bao gồm cuộc gọi + tin nhắn);
  7. Giấy xác nhận về số tiền gốc và lãi mà Bên Vay chưa chi trả cho Bên Cho Vay;
  8. Các tài liệu khác theo yêu cầu của Đơn vị bảo hiểm được quy định trong Giấy chứng nhận/Hợp đồng bảo hiểm”

Sau hơn 1 năm thực hiện đầu tư tại Tima Lender thì mình cũng được chi trả bảo hiểm khoảng trên 5 khoản quá hạn.

Các thao tác 100% bên Tima Lender sẽ thực hiện hết cho nhà đầu tư bởi Tima Lender họ nắm toàn bộ hồ sơ, thông tin khách hàng,….

Sau khi đã hoàn thành việc đối soát và thanh toán với bên bảo hiểm thì TimaLender sẽ gửi báo cáo đối soát và xác nhận với nhà đầu tư qua email như ví dụ dưới đây.

Danh sách các khoản đầu tư đã được bảo hiểm ví dụ như sau:

Như vậy là nếu khoản đầu tư cho vay của nhà đầu tư khoảng 12 tháng thì tối đa là sau 16 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tư thì nhà đầu tư sẽ thu hồi toàn bộ gốc, lãi quá hạn.

Quay trở lại Bài học số 22: Khi nợ xấu xảy ra thì Tima Lender thực hiện thu hồi nợ như thế nào.

Xem toàn bộ: Bài học đầu tư cho vay tiền tại Tima Lender

Để thảo luận, chia sẻ về đầu tư cho vay ngang hàng. Mời quý nhà đầu tư tham gia tại cộng đồng nhà đầu tư cho vay ngang hàng trên Facebook.

Cảm ơn nhà đầu tư đã luôn ủng hộ và theo dõi nền tảng tư vấn đầu tư tài chính online Tiencuatoi.vn

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến. Hòa là Admin của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Hòa xây dựng Blog TienCuaToi để hướng dẫn mọi người sớm độc lập tài chính và thực hiện được các mục tiêu tài chính trong cuộc đời mình. Thu nhập thụ động, Chi tiêu, Tiết kiệm và Đầu tư là các chủ để mà Hòa sẽ tập trung chia sẻ hàng tuần trên Blog này.

Tìm hiểu thêm về Hòa tại đây.  Follow Hòa trên Facebook cá nhânđăng ký kênh Youtube  và Nghe Podcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần bạn nhé.