skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Lãi suất kép là gì? Làm sao để tối ưu khoản đầu tư của bạn

Chào các bạn. Albert Einstein từng nói: “Compound interest is the eighth wonder of the world. He who understands it, earns it … he who doesn’t … pays it” (Tạm dịch: Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai vận dụng được nó sẽ nhận được sự giàu có, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó). Đây là người sáng lập nên khái niệm tuyệt vời này.

1.VẬY LÃI KÉP LÀ GÌ?

Lãi kép (còn gọi là lãi suất kép) được hiểu đơn giản là sau khi lấy lãi về, dồn vào tiền vốn, tiếp tục đưa tất cả số tiền đó tái tiết kiệm / đầu tư để lấy về lãi có giá trị cao hơn ở chu kỳ sau. Lãi kép có 2 yếu tố là thời gian và lãi suất.

Mình ví dụ bạn dễ hiểu như sau:

Bạn có khoản tiền 1 triệu, đầu tư 18%/năm. Như vậy

Năm 1: bạn có  cả gốc và lãi là 1,18 triệu.

Năm 2: Bạn dùng cả gốc và lãi 1,18 triệu lại tiếp tục đầu tư với lãi suất 18%/năm, khoản tiền bạn nhận được cuối năm 2 là 1,18*(1+18%)=1,3924 triệu đồng.

Tiếp tục các năm sau bạn tính tương tự theo công thức sau:

Số tiền nhận được sau n năm là 1*(1+18%)^n triệu đồng.

2.SỨC MẠNH CỦA LÃI KÉP

Khái niệm lãi kép nghe cũng bình thường phải không bạn? Trên thực tế, khi tận dụng lãi kép, qua vài năm đầu sẽ không thấy gì khác biệt. Nếu như bạn kiên nhẫn và có kỷ luật trong việc tiết kiệm và đầu tư, sau khoảng 20, 30 năm, số tài sản sinh ra sẽ khủng khiếp đến bất ngờ.

Để giúp bạn hình dung, chúng ta cùng làm 1 bài toán giả định như sau:

  • Đề bài:
    • Năm nay bạn 25 tuổi, Mỗi năm bạn để dành 20 triệu đồng để tiết kiệm.
    • Bạn gửi 20 triệu / năm vào quỹ đầu tư cổ phiếu với lãi suất bình quân khoảng 12%/năm.
    • Bạn duy trì việc tiết kiệm hàng tháng đều đặn như vậy trong suốt 20 năm, cho tới khi 45 tuổi

    Hỏi: Sau 20 năm, bạn có bao nhiêu tiền?

    Đáp án: Bằng việc tiết kiệm 20 triệu / năm vào tài khoản ngân hàng, sau 20 năm bạn sẽ có 1,613,974,711 đồng

    Năm Số tiền tiết kiệm Năm thứ 20
    1                               20,000,000                                                                                    192,925,862
    2                               20,000,000                                                                                    172,255,234
    3                               20,000,000                                                                                    153,799,316
    4                               20,000,000                                                                                    137,320,818
    5                               20,000,000                                                                                    122,607,873
    6                               20,000,000                                                                                    109,471,315
    7                               20,000,000                                                                                      97,742,246
    8                               20,000,000                                                                                      87,269,862
    9                               20,000,000                                                                                      77,919,520
    10                               20,000,000                                                                                      69,571,000
    11                               20,000,000                                                                                      62,116,964
    12                               20,000,000                                                                                      55,461,575
    13                               20,000,000                                                                                      49,519,264
    14                               20,000,000                                                                                      44,213,628
    15                               20,000,000                                                                                      39,476,454
    16                               20,000,000                                                                                      35,246,834
    17                               20,000,000                                                                                      31,470,387
    18                               20,000,000                                                                                      28,098,560
    19                               20,000,000                                                                                      25,088,000
    20                               20,000,000                                                                                      22,400,000
     

    Cộng

                                                                                   1,613,974,711

Với số tiền trên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các kế hoạch lớn: góp tiền mua nhà, mua xe, khởi nghiệp… Dễ thấy, dù là số tiền nhỏ nhưng thông qua việc tiết kiệm, bạn sẽ để dành được khoản tiền lớn trong tương lai. Và chìa khóa để thành công đó là: BẮT ĐẦU TIẾT KIỆM SỚM, VÀ TIẾT KIỆM ĐỀU ĐẶN và KHÔNG NGỪNG TÌM KIẾM CƠ HỘI ĐẦU TƯ!

3.CÁI GIÁ CỦA VIỆC TRÌ HOÃN

Sau khi phân tích bài toán giả định trên, bạn đã thấy ấn tượng về sức mạnh của lãi suất kép và tiết kiệm? Tuy nhiên, chắc hẳn không ít bạn sẽ tự nhủ: “Năm tới tôi sẽ bắt đầu tiết kiệm!”.

Trì hoãn – Đó chính là một sai lầm nghiêm trọng trong việc tiết kiệm. Có thể bạn không biết, cái giá của việc trì hoãn không hề nhỏ. Thậm chí, dù chỉ một năm trì hoãn cũng tạo nên sự khác biệt.

Cùng với bài toán trên, nếu bạn trì hoãn 1 năm, tổng số tiền nhận được sẽ chỉ còn 455,043,395 VNĐ, giảm 9% so với giá trị ban đầu. Và nếu bạn trì hoãn tới 10 năm, số tiền mà bạn nhận về trong 10 năm tiết kiệm chỉ còn 170,066,473, giảm tới 66% (!!) so với kịch bản ban đầu.

Dù cho lãi suất thị trường hay lạm phát có thay đổi, ý nghĩa của bài toán trên vẫn giữ nguyên, vì lãi suất ngân hàng sẽ điều chỉnh tăng khi lãi suất tăng, và ngược lại.

Hãy lưu ý lạm phát nhé, nếu lạm phát tăng cao thì bạn phải tìm kiếm kênh đầu tư cao hơn lạm phát thì khoản tiền của bạn mới không bị mất đi một cách vô hình bạn nhé.

4.LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẬN DỤNG LÃI KÉP

4.1. Hãy bắt đầu tiết kiệm từ sớm

Dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn cũng nên bắt đầu tiết kiệm ngay. Kể cả với số tiền nhỏ, lãi kép sẽ giúp nhân số tiền tiết kiệm của bạn lên nhiều lần cùng thời gian.

4.2. Hãy tiết kiệm thường xuyên

Hãy giữ nguyên tắc và ưu tiên tiết kiệm. Như bạn thấy, chỉ cần tiết kiệm dù chỉ 1 triệu / tháng cũng có thể sinh ra số tiền lớn tới gần 500 triệu sau 20 năm. Và nếu bạn tiết kiệm lâu hơn, là 40 năm thay vì 20 năm, con số mà bạn nhận được sẽ lên tới 2,356,274,847 VNĐ sau 40 năm!

4.3. Tìm kiếm các cơ hội đầu tư với lãi suất tốt hơn tiết kiệm ngân hàng.

Rất nhiều các cơ hội đầu tư cho bạn để có lãi suất cao hơn tiết kiệm Ngân hàng. Đừng trần trừ mà hãy chủ động tìm nó.

Hòa đã tổng hợp tới  6 kênh đầu tư tài chính cho lãi suất CAO HƠN  bình quân tiết kiệm của 4 ngân hàng rất nhiều để các bạn tham khảo. Nó chắc chắc sẽ làm cho bạn gia tăng tiền của mình một cách bền vững và an toàn.

5. NÊN BẮT ĐẦU TIẾT KIỆM NHƯ THẾ NÀO

Các ngân hàng nói chung  cung cấp rất nhiều hình thức tiết kiệm. Nếu bạn muốn tích lũy sinh lời từ các khoản tiền thừa nhàn rỗi hàng tháng, tiết kiệm trực tuyến là hình thức phù hợp nhất hiện nay.

Để bắt đầu tích lũy, bạn chỉ cần:

Chỉ với các bước đơn giản, theo thời gian, lãi kép cùng sổ tiết kiệm sẽ tạo ra số tiền tăng gấp bội cho bạn. Hãy bắt đầu ngay nhé!

Khi bạn có một khoản tiền kha khá bạn, hãy tìm cách đầu tư để có mức lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm Ngân hàng.

Bạn hãy chia nhỏ các khoản đầu tư của mình làm nhiều khoản khác nhau để giảm thiểu rủi ro nhé. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn để tìm kiếm tiền từ các cơ hội đầu tư.

Hãy kiếm thật nhiều các khoản thu nhập thụ động để tạo nên một dòng tiền mạnh mẽ cho bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng về tiền nữa.

Chỉ khi bạn thành thạo với đầu tư bạn mới có thể tự do tài chính được nhờ một công cụ vô cùng hữu hiệu là lãi suất kép này.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến. Hòa là Admin của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Hòa xây dựng Blog TienCuaToi để hướng dẫn mọi người sớm độc lập tài chính và thực hiện được các mục tiêu tài chính trong cuộc đời mình. Thu nhập thụ động, Chi tiêu, Tiết kiệm và Đầu tư là các chủ để mà Hòa sẽ tập trung chia sẻ hàng tuần trên Blog này.

Tìm hiểu thêm về Hòa tại đây.  Follow Hòa trên Facebook cá nhânđăng ký kênh Youtube  và Nghe Podcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần bạn nhé.