skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Tín dụng đen là gì? Các dấu hiệu nhận biết tín dụng đen.

Chào các bạn

Hiện nay có rất nhiều khách hàng đang có nhu cầu vay vốn nhưng chưa rõ các hình thức vay vốn của mình ở các tổ chức có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Sau đây mình xin chia sẻ kĩ hơn về hình thức tín dụng đen này để các bạn tham khảo:

Tín dụng đen là gì?

Hiện nay, không có bất cứ định nghĩa “tín dụng đen” nào là chính thống. Tên gọi “tín dụng đen” xuất phát từ những tín dụng không tốt, xấu ảnh hưởng đến quyền lợi của người dùng nên người ta thêm cứ “đen” vào chữ “tín dụng” mà thôi. Từ đó, bạn có thể hiểu “tín dụng đen” là hình thức cho vay vốn có một số dấu hiệu như dưới đây:

Dấu hiệu của tín dụng đen

Một công ty nào đó cho vay mà không có giấy phép hoạt động cho vay thì chưa thể khẳng định rằng đó là việc cho vay hợp pháp hay bất hợp pháp và càng chưa thể gọi đó là tín dụng đen. Vậy thì khi nào mới gọi là tín dụng đen, trong khi pháp luật không có quy định về điều này?

Có thể xác định tín dụng đen là một hoạt động cho vay bất hợp pháp, nhưng thường là có ít nhất hai trong số ba yếu tố bất hợp pháp là: cho vay bất hợp pháp, lãi suất trái luật và đòi nợ phạm pháp.

1.Cho vay bất hợp pháp là hoạt động cho vay thường xuyên, với mục đích kinh doanh, nhưng không có giấy phép kinh doanh về dịch vụ tín dụng hoặc cầm đồ.




2. Lãi suất trái luật là mức vượt quá 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, tín dụng đen thì thường là lãi suất cao gấp đôi mức này trở lên. Điển hình là vụ án “cho vay lãi nặng” của “tập đoàn Nam Long” đang được điều tra đã có những khoản vay với mức lãi suất lên đến 1.043%/năm (2,857%ngày). Còn nếu chỉ cho vay vượt trần lãi suất không nhiều, thì mặc dù là vi phạm pháp luật nhưng cũng chưa nên coi là tín dụng đen.

3.Đòi nợ phạm pháp là việc bên cho vay hoặc thông qua bên thứ ba đòi nợ bằng cách gây sức ép kiểu đe dọa, cưỡng ép, khủng bố tinh thần, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người vay và thân nhân họ.

Như vậy, tuy cá nhân hay pháp nhân nào đó hoạt động cho vay bất hợp pháp, nhưng chỉ cho vay với mức lãi suất không quá 20%/năm và không đòi nợ phạm pháp thì cũng chưa thể gọi là tín dụng đen. Hay nếu ai đó chỉ cho người khác vay một vài triệu đồng với lãi suất 100%/năm cũng chưa đến mức là tín dụng đen.

Bạn có thể quan tâm: Bi kịch tín dụng đen đối với người dân thiếu hiểu biết.

Bài viết được tham khảo: Luật Sư Trương Thanh Đức.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến. Hòa là Admin của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Hòa xây dựng Blog TienCuaToi để hướng dẫn mọi người sớm độc lập tài chính và thực hiện được các mục tiêu tài chính trong cuộc đời mình. Thu nhập thụ động, Chi tiêu, Tiết kiệm và Đầu tư là các chủ để mà Hòa sẽ tập trung chia sẻ hàng tuần trên Blog này.

Tìm hiểu thêm về Hòa tại đây.  Follow Hòa trên Facebook cá nhânđăng ký kênh Youtube  và Nghe Podcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần bạn nhé.