Chào các bạn, Đầu tư cho vay ngan hàng (P2P) là một hình thức khá…
Bài học số 5: Ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư cho vay tiền tại Tima Lender
Xin chào nhà đầu tư,
Tima là một trong những nền tảng đầu tư cho vay ngang hàng đầu tiên tại Việt Nam. Ban đầu Tima chỉ thực hiện việc kết nối người cho vay và người vay qua hình thức công nghệ nghệ và để cho người vay và người cho vay tự thỏa thuận với nhau. Dịch vụ đơn thuần chỉ là kết nối thông tin.
Tuy nhiên sau này thì Tima phát triển thêm ứng dụng Tima Lender là nền tảng P2P Lending cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư qua ứng dụng này, vai trò của Tima không chỉ ở việc kiết nối thông tin mà còn thực hiện việc thẩm định, đánh giá khách hàng và quản lý khoản vay thay nhà đầu tư.
Sau hơn 1 năm trải nghiệm nền tảng này thì tôi thấy rằng có một số ưu điểm và hạn chế mà nhà đầu tư cần phải biết để xem xét trước khi quyết định đầu tư. Cụ thể một số điểm đó như sau:
I.Các ưu điểm nổi bật khi đầu tư tại Tima Lender.
1.Tiền của nhà đầu tư được quản lý tại Ngân hàng
– Tima Lender là một trong số ít các công ty P2P Lending hợp tác được với Ngân hàng để quản lý tiền cho nhà đầu tư trên tại khoản ngân hàng. Nhà đầu tư được chủ động hơn trong việc nộp, rút tiền khi tham gia đầu tư cho vay P2P.
Khi bạn tham gia đầu tư tại Tima thì bạn bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng Nam Á và kết nối 2 hệ thống tài khoản của Nam Á Bank và Tima với nhau.
2. Rủi ro trả nợ gốc, lãi của khách hàng được bảo đảm bởi Công ty bảo hiểm ngân hàng Vietinbank/Bảo hiểm Bảo Minh
-Khi đầu tư có lẻ nhà đầu tư sẽ quan tâm lớn nhất đến khả năng thu hồi vốn gốc của mình. Theo cam kết bảo hiểm của Vietinbank thì các khách hàng bị quá hạn gốc lại khi đến hạn trả nợ cuối cùng thì bảo hiểm Vietinbank/Bảo hiểm Bảo Minh sẽ đứng ra chi trả cho khách hàng.
Chính vì vậy mà với việc Tima hợp tác với bảo hiểm Vietinbank/Bảo hiểm Bảo Minh thì hình thức đầu tư này đã đảm bảo an toàn hơn cho nhà đầu tư.
Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn đăng ký đầu tư cho vay tiền tại Tima Lender
Bạn có thể xem chi tiết hơn giấy chứng nhận bảo hiểm dưới đây.
3. Một số khoản vay tiêu dùng có cầm cố tài sản
-Tại Tima Lender có rất nhiều các khoản vay với mục đích khác nhau. Mức độ rủi ro của khách hàng cũng khác nhau. Trong số những khoản vay ở đây, mình rất thích những khoản vay cầm cố tài sản. Nó đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư khi tham gia đầu tư. Trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả gốc, lãi khi đến hạn thì có thể xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Bạn có thể tham khảo khoản vay của khách hàng Nguyễn Thị Lựu như dưới đây: Khách hàng vay cầm cố qua xe máy.
4. Toàn bộ thông tin về khoản vay, lịch trả nợ, thông tin khách hàng, hồ sơ bảo hiểm được quản lý trên một ứng dụng.
– Nhà đầu tư có thể kiểm soát được toàn bộ thông tin khoản đầu tư cho vay của mình trên ứng dụng Tima Lender. Như vậy nhà đầu tư sẽ hoàn toàn chủ động được kế hoạch dòng tiền cho mình.
II. Các nhược điểm khi đầu tư tại Tima Lender.
1.Lựa chọn đơn cho vay và đầu tư chưa được tự động hóa.
- Việc thực hiện nhận đơn cho vay tại Tima Lender vẫn thực hiện thủ công thông qua chuyên viên chăm sóc nhà đầu tư. Tức là đơn vay sẽ được gửi tới bạn thông qua đăng ký khẩu vị của bạn với chuyên viên chăm sóc nhà đầu tư.
Việc này làm hạn chế tính chủ động của nhà đầu tư trong việc lụa chọn đơn vay.
- Khi thực hiện đầu tư thì nhà đầu tư vẫn phải lựa chọn đơn để kích hoạt đầu tư. Số tiền đầu tư lớn hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng mà số tiền mỗi khoản vay chỉ 5 triệu đến 10 triệu đồng thì quả thực sẽ rất vất vả với nhà đầu tư.
2. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được chu đáo và chuyên nghiệp.
Đối với tôi thì được chuyên viên chăm sóc khách tại Tima Lender hỗ trợ khá tốt và nhiệt tình. Tuy nhiên thì theo phản ánh của một số nhà đầu tư trên Group cộng đồng nhà đầu tư cho vay ngang hàng trên Facebook thì việc hỗ trợ khách hàng vẫn còn hạn chế.
Có lẽ do hiện tại số lượng chuyên viên chăm sóc khách hàng hơi ít nên các nhà đầu tư nhỏ vẫn chưa được chăm sóc đầy đủ.
3. Ngân hàng liên kết đầu tư ít địa điểm giao dịch và thu khá nhiều phí.
Hiện tại có 2 ngân hàng đang hợp tác với Tima Lender để quản lý khách hàng vay là Ngân hàng Quốc Dân NCB và Ngân hàng Nam Á Bank.
Hai ngân hàng này có phòng giao dịch nằm chủ yếu ở Hà Nội và Hồ Chí Minh nên việc giao dịch sẽ khó khăn hơn đối với các nhà đầu tư ở khác hai địa bàn này.
Ngoài ra mức phí nhà đầu tư phải chi trả cho mỗi lần chuyền tiền đi ra ngoài và chuyển tiền đầu tư cho người vay cũng khá nhiều. Cụ thể đối với NCB một lần chuyển tiền tối thiểu là 9.900đ và Nam Á Bank tối thiểu là 7.700đ. Nếu chuyển tiền nhiều lần đầu tư thì mức phí khá lớn.
Ví dụ đầu tư 100 triệu, mỗi khoản vay 5 triệu tức là bạn phải mất 20 lần chuyển tiền đầu tư. Mức phí lên tới từ 160k – 200k.
4. Ngày thanh toán gốc lãi cho nhà đầu tư chưa theo thời gian thực.
Hiện tại Tima Lender đang thực hiện thanh toán gốc, lãi, phí phạt cho nhà đầu tư vào 3 ngày trong tháng là ngày 5, ngày 15, ngày 25. Như vậy nếu khách hàng đóng tiền vào ngày 1 thì tới tận ngày 5 nhà đầu tư mới nhận được tiền gốc. Việc này làm cho đồng vốn của nhà đầu tư không được quay vòng nhanh và bị mất lãi tới 10 ngày.
5. Chưa có phương án tự động tái đầu tư cho nhà đầu tư.
Lợi nhuận cho nhà đầu tư đang được tính theo dư nợ giảm dần. Với mức lợi nhuận giảm dần là 18%/năm mà nhà đầu tư không tái đầu tư được tiền ngay thì thực chất nhà đầu tư chỉ nhận được mức lợi nhuận khoảng 10,967%. Do đó phương án tái đầu tư rất quan trọng để đảm bảo mức lợi nhuận trên 18%/năm. Nếu không thì dòng tiền sẽ dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác.
Trên đây là tổng hợp một số ưu điểm nổi bật và hạn chế mà tôi thấy rằng Tima Lender cần phải cải thiện để hỗ trợ và chăm sóc nhà đầu tư tốt hơn.
Tôi rất mong nhận được đóng góp ý kiến của bạn để cùng thảo luận khi tham gia đầu tư tại Tima Lender.
Quay trở lại Bài học số 4: Các rủi ro khi đầu tư cho vay ngang hàng tại Tima Lender.
Tiếp tục với Bài học số 6: So sánh gửi tiết kiệm ngân hàng và đầu tư cho vay ngang hàng tại Việt Nam
Xem toàn bộ: Bài học đầu tư cho vay tiền tại Tima Lender
Để thảo luận, chia sẻ về đầu tư cho vay ngang hàng. Mời quý nhà đầu tư tham gia tại cộng đồng nhà đầu tư cho vay ngang hàng trên Facebook.
Cảm ơn nhà đầu tư đã luôn ủng hộ và theo dõi nền tảng tư vấn đầu tư tài chính online Tiencuatoi.vn
A giải thích rõ hơn dòng “Lợi nhuận cho nhà đầu tư đang được tính theo dư nợ giảm dần” dc ko ạ, số tiền thu trong cột “Lịch thu” có phải bảo hiểm tiền vay không ạ
Chào bạn
Bạn vui lòng gửi zalo cho mình qua sđt 0944 325 488 mình trao đổi kĩ hơn nhé
Chào em
Lịch thu nợ này không có phần bảo hiểm tiền vay nhé. Bảo hiểm chỉ bắt đầu thực hiện chi trả khi mà có nợ quá hạn xảy ra