skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ LÀM GIÀU BỀN VỮNG

Bài học số 21: Hướng dẫn cách thức lựa chọn các loại kỳ hạn sản phẩm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên TCinvest.

HỌC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CƠ BẢN
1. Bài học 26: Hướng dẫn thực hiện cầm cố trái phiếu tại Techcombank.
2. Bài học số 25: Hướng dẫn bán trước hạn (tất toán) trái phiếu doanh nghiệp iBond
3. Bài học số 24: Làm thế nào để xác nhận tài sản đầu tư trên nền tảng TCinvest của công ty chứng khoán Techcom Securities
4. Bài học số 23: Cách thực hiện phân bổ khoản đầu tư cá nhân vào trái phiếu doanh nghiệp iBond như thế nào.
5. Bài học số 22: Nhà đầu tư nên tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Ibond với số tiền bao nhiêu?
6. Bài học số 21: Hướng dẫn cách thức lựa chọn các loại kỳ hạn sản phẩm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên TCinvest.
7. Bài học số 20 – Danh sách trái phiếu iBond được cầm cố tại ngân hàng Techcombank – T3.2020
8. Bài học số 19 – Hướng dẫn giao dịch mua bán trái phiếu doanh nghiệp ngang hàng trên ứng dụng iConnect của TCBS
9. Bài học số 18: Hướng dẫn giao dịch mua bán trái phiếu trực tiếp với Công ty chứng khoán Techcom Securities.
10. Bài học số 17 – Hướng dẫn mở tài khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho người Việt Nam đang sống ở nước ngoài
11. Bài học số 16 – Hướng dẫn mở tài khoản đầu tư chứng khoán dành cho tổ chức.
12. Bài học số 15 – Hướng dẫn mở tài khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Kỹ Thương Techcom Securities và Ngân hàng Techcombank.
13. Bài học số 14 – Các hồ sơ cần chuẩn bị để trở thành nhà đầu tư trái phiếu của Techcom Securities
14. Bài học số 12 – Các kênh để thực hiện giao dịch đầu tư trái phiếu trực tuyến tại TechcomSecurities là gì?
15. Bài học số 11 – So sánh Techcom Securities với các công ty chứng khoán khác cùng ngành?
16. Bài học số 10 – Đánh giá dịch vụ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của công ty chứng khoán Techcomsecurities
17. Bài học số 9 – TCinvest – Thông tin công ty sở hữu nền tảng đầu tư trái phiếu hàng đầu Việt Nam
18. Bài học số 8 – So sánh kênh đầu tư trái phiếu và đầu tư cho vay ngang hàng
19. Bài học số 7: So sánh lãi suất đầu tư trái phiếu doanh nghiệp iBond và lãi suất gửi tiết kiệm Ngân hàng.
20. Bài học số 6 – Ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp ibond so với các trái phiếu khác trên thị trường?
21. Bài học số 5 – Các rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Techcombank Securities?
22. Bài học số 4 – Lãi suất đầu tư và lãi suất tái đầu tư trái phiếu doanh nghiệp iBond là gì?
23. Bài học số 3 – Biểu phí giao dịch trái phiếu tại Techcom securities
24. Bài học số 2 – Hướng dẫn xem danh sách các loại trái phiếu doanh nghiệp iBond đang được TCBS phân phối
25. Bài học số 1 – Trái phiếu ibond là gì? Đặc điểm cơ bản của trái phiếu iBond
26. Hướng Dẫn Nộp Tiền Đầu Tư Trái Phiếu Doanh Nghiệp Tại TCBS
27. Quy định về số tiền và số lượng tối thiểu khi tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại TCBS

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến (Bạn)

Chắc hẳn khi vào màn hình giao dịch đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Techcom Securities các bạn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ phải không?

Trong bài học này tôi sẽ cùng với các bạn tìm hiểu rõ hơn các phương án lựa chọn kỳ hạn khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại TCinvest.

1.Các loại sản  phẩm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Techcom Securities.

Khi vào chuyên mục đặt lệch bạn sẽ thấy phải lựa chọn nhu cầu kỳ hạn đầu tư bên dưới chữ đặt lệnh Mua hoặc Bán.

Có 3 loại sản phẩm gồm:

  • Đầu tư tích luỹ bền vững (iBondPrix): Dành cho khách hàng lựa chọn đầu tư dài hạn, giữ trái phiếu khi đến hạn và không có nhu cầu bán lại. Loại sản phẩm này được hưởng ở mức lãi suất cao nhất trong 3 nhóm chênh lệch từ 0.3% – 0.5%. Trong trường hợp có nhu cầu bán lại thì bạn sẽ tự tìm người mua và qua quầy của TCBs hoặc chi nhánh của Techcombank để thực hiện thủ tục.

 

  • Đầu tư dòng tiền định sẵn (iBondPro): Dành cho khách hàng mua nhưng muốn chắc chắn bán lại được (với sự cam kết môi giới thành công của TCBs) và nhận được tiền tại một thời điểm định sẵn trong tương lai (3, 6, 12 tháng…). Đầu tư đúng kỳ hạn mong muốn giống như các sản phẩm tiết kiệm gửi kỳ  hạn thường thấy tại các Ngân hàng. Loại sản phẩm này không được bán lại trong thời gian nắm giữ.

 

  • Đầu tư linh hoạt (iBondPrix): Dành cho khách hàng có nhu cầu dòng tiền linh hoạt, có thể mua đi bán lại bán lại dễ dàng trên mục thoả thuận trái phiếu iConnect của Techcom Securities. Nơi mà nhiều nhà đầu tư có thể giao dịch thoả thuận trái phiếu với nhau. Lãi suất thường sẽ thấp hơn sản phẩm tích luỹ bền vững, nhưng thanh khoản sẽ linh hoạt hơn. Phương án đầu tư này có mức lãi suất thấp nhất nhưng sẽ rất linh hoạt cho nhà đầu tư khi bán trên iConnect. Nhà đầu tư có thể bán bất kỳ khi nào nếu muốn, thậm chí có thể bán với giá cao hơn so với giá đã mua.

2. Cách lựa chọn sản phẩm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả.

Tại mục trên tôi vừa trình bày với các bạn 3 loại sản phẩm  trái phiếu tương ứng với 3 kiểu kỳ hạn mà TCBs đang phân phối. Tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn 3 loại sản phẩm này sao cho hiệu quả nhất thì cần phải rất cân nhắc xây dựng một phương án cụ thể.

Trong tổng số tiền bạn dùng để đầu tư thì sẽ cần phân bổ ra các khoản tiền đầu tư gồm:Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Tôi thường phân ra các kỳ  hạn như sau:

  • Ngắn hạn (dưới 3 tháng).
  • Trung hạn (3-12 tháng).
  • Dài hạn là trên 12 tháng.

Tương ứng với từng nhóm kỳ hạn thì bạn sẽ xác định được số tiền đầu tư bao nhiêu vào từng sản phẩm.

Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần phải dự trù được dòng tiền sử dụng của bạn và bạn phân bổ ra các kênh đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho phù hợp.

Tôi sẽ lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu như sau:

Tổng tài sản đầu tư của tôi là 200 triệu đồng, tôi phân ra làm 7 kênh gồm.

  • Vàng: 20%
  • Cổ phiếu: 20%
  • Đầu tư một phần bất động sản: 20%
  • Cho vay Ngang hàng ngắn hạn: 10%
  • Cho vay ngang hàng trung hạn: 10%
  • Đầu tư trái phiếu ngắn hạn: 10%
  • Đầu tư trái phiếu dài hạn: 10%

Trong đó tôi phân bổ tỷ  lệ đầu tư các loại kỳ hạn như sau:

Dài hạn: 40%

Trung hạn: 30%

Ngắn hạn: 30%

Bạn sẽ dễ dàng thấy được qua bảng tính số tiền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp theo từng loại kỳ hạn sản phẩm như sau:

Bạn có thể tải bảng phân bổ kỳ hạn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại đây: Phân bổ kỳ hạn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Như vậy là tôi vừa trình bày cho các bạn hiểu rõ hơn về các loại kỳ hạn sản phẩm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cách thức lựa chọn sản phẩm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp làm sao cho hiệu quả nhất.

Bạn có thể quan tâm:

Quay trở lại Bài học số 20:  Danh sách trái phiếu được Techcombank nhận cầm cố từng thời kỳ.

Tiếp tục Bài học số 22: Nhà đầu tư nên tham gia đầu tư trái phiếu iBond với số tiền bao nhiêu?

Xem toàn bộ:  Bài học đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Miễn phí.

Để cùng thảo luận và học hỏi chi tiết hơn: THAM GIA CỘNG ĐỒNG NHÀ ĐẦU TƯ TCBS

Tham gia Group  tư vấn đầu tư tại TCBS (Zalo):  https://zalo.me/g/ymnlvu541

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến. Hòa là Admin của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Hòa xây dựng Blog TienCuaToi để hướng dẫn mọi người sớm độc lập tài chính và thực hiện được các mục tiêu tài chính trong cuộc đời mình. Thu nhập thụ động, Chi tiêu, Tiết kiệm và Đầu tư là các chủ để mà Hòa sẽ tập trung chia sẻ hàng tuần trên Blog này.

Tìm hiểu thêm về Hòa tại đây.  Follow Hòa trên Facebook cá nhânđăng ký kênh Youtube  và Nghe Podcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần bạn nhé.