skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ SỞ HỮU CĂN NHÀ ĐẦU TIÊN

Bài học số 7: So sánh lãi suất đầu tư trái phiếu doanh nghiệp iBond và lãi suất gửi tiết kiệm Ngân hàng.

Post Series: HỌC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

Xin chào Anh/chị và các bạn (Bạn).

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ rõ hơn cho các bạn thấy lãi suất đầu tư trái phiếu doanh nghiệp so với gửi tiết kiệm có sự chênh lệch khác nhau như thế nào.

Tôi sẽ so sánh lãi suất đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Masan với các mức lãi suất gửi tiết kiệm của nhóm Ngân hàng nhà nước và Lãi suất gửi tiết kiệm của nhóm Ngân hàng tư nhân.

Cụ thể như sau:

Tôi lấy ví dụ: Nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp Công ty cổ phần Tập đoàn Masan:  MSN08202314

Mệnh giá Phát hành Đáo hạn Tài sản đảm bảo
100,000 27/08/2020

 

28/08/2023

 

Không

 Thanh toán gốc và lãi

Lãi trên gốc Trái Phiếu sẽ đến hạn và được thanh toán sau, định kỳ vào mỗi Ngày Thanh Toán Lãi. Ngày Thanh Toán Lãi có nghĩa là bất kỳ ngày nào tròn 6 (sáu) tháng và 12 (mười hai) tháng từ Ngày Phát Hành và bất kỳ ngày tròn năm nào của các ngày như vậy trong bất kỳ năm dương lịch nào trong suốt thời hạn Trái Phiếu. Gốc trái phiếu được thanh toán vào ngày đáo hạn của Trái phiếu.

 Trái tức trái phiếu

Trái Phiếu sẽ được hưởng lãi với lãi suất (“Lãi Suất”) như sau: (i) đối với 2 (hai) Kỳ Tính Lãi đầu tiên, Lãi Suất bằng 10% (mười phần trăm) một năm; và (ii) đối với mỗi Kỳ Tính Lãi sau 2 (hai) Kỳ Tính Lãi đầu tiên, Lãi Suất bằng Lãi Suất Tham Chiếu của Kỳ Tính Lãi đó cộng với 4% (bốn phần trăm) một năm. Trong Các Điều Kiện Trái Phiếu này, “Lãi Suất Tham Chiếu” có nghĩa, đối với mỗi Kỳ Tính Lãi sau 2 (hai) Kỳ Tính Lãi đầu tiên, là trung bình cộng của lãi suất tiền gửi tiết kiệm áp dụng cho khách hàng cá nhân, kỳ hạn 12 (mười hai) tháng bằng đồng Việt Nam do Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam công bố vào hoặc vào khoảng 11:00 giờ sáng (giờ Việt Nam) của Ngày Xác Định Lãi Suất của Kỳ Tính Lãi đó.

Như vậy lãi suất Coupon trái phiếu luôn luôn cao hơn lãi suất bình quân của 4 ngân hàng thương mại nhà nước BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank là 4%/năm.

Tuy nhiên việc so sánh lãi suất trái phiếu với lãi suất tiền gửi tiết kiệm phải dựa trên lãi suất thực nhận của nhà đầu tư. Lãi suất này sẽ bằng với lãi suất Coupon trừ đi phí giao dịch, Margin bán lẻ của TCBs và thuế thu nhập cá nhân.

Vào ngày 16/10/2020 nếu nhà đầu tư mua trái phiếu theo sản phẩm dòng tiền định sẵn thì mức lãi suất của trái phiếu là 7.32%/năm.

Tức là nếu ngày 16/10/2020 nhà đầu tư mua thì đến 16/11/2021 nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản lãi với mức lãi suất là 7.32%/năm.

Mức lãi suất này được tính dựa trên giả định:

  • Lãi suất tái đầu tư giả định là 6%/năm.
  • Lãi suất tham chiếu giả định: 6%/năm.

So sánh lãi suất thực nhận trái phiếu với lãi suất tiết kiệm tại các Ngân hàng.

Với các ngân hàng nhà nước:

Mức lãi suất tiết kiệm của các Ngân hàng nhà nước tại Ngày 16/10/2020  như sau:

Ngân hàng Vietcombank Vietinbank Agribank BIDV Lãi suất bình quân
Lãi suất/năm 5.8% 5.8% 5.8% 5.8% 5.8%

Nếu so sánh lãi suất nhà đầu tư thực nhận với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng thì nhà đầu tư đang được hưởng phần chênh lệch như sau: 7.32%- 5.8% = 1.52%/năm.

Với các Ngân hàng tư nhân:

Trên thị trường có một số Ngân hàng tư nhân có mức lãi suất kiệm chắc chắn sẽ cao hơn mức lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng TMCP nhà nước. Chính vì vậy mà chúng tôi sẽ tiếp tục so sánh mức lãi suất trái phiếu Masan với các lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng tư nhân có mức tiền tiết kiệm ở dạng cao nhất thị trường như sau:

Ngân hàng SHB SCB VPbank Trái phiếu Masan
Lãi suất/năm 6% 6.6% 5.7% 7.32%

Ngoài ra có một ưu điểm hơn so với tiết kiệm ngân hàng là nhà đầu tư có thể bán lại trái phiếu trong thời gian nắm giữ. Việc bán lại được thực hiện trên chợ giao dịch trái phiếu iConnect của TCB hoặc thực hiện tại Quầy giao dịch của Công ty chứng khoán Kỹ  Thương Việt Nam Techcom Securities.

Bạn có thể quan tâm:

Quay lại Bài học số 6:  Ưu điểm  và nhược điểm của trái phiếu iBond so với các trái phiếu khác trên thị trường?

Tiếp tục xem Bài học số 8: So sánh kênh đầu tư trái phiếu  và đầu tư cho vay ngang hàng.

Xem toàn bộ: Bài học đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Miễn Phí

Để cùng thảo luận và học hỏi chi tiết hơn: THAM GIA CỘNG ĐỒNG NHÀ ĐẦU TƯ TCBS

Tham gia Group  tư vấn đầu tư tại TCBS (Zalo):  https://zalo.me/g/ymnlvu541

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trịnh Công Hòa

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến. Hòa là Admin của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Hòa xây dựng Blog TienCuaToi để hướng dẫn mọi người sớm độc lập tài chính và thực hiện được các mục tiêu tài chính trong cuộc đời mình. Thu nhập thụ động, Chi tiêu, Tiết kiệm và Đầu tư là các chủ để mà Hòa sẽ tập trung chia sẻ hàng tuần trên Blog này.

Tìm hiểu thêm về Hòa tại đây.  Follow Hòa trên Facebook cá nhânđăng ký kênh Youtube  và Nghe Podcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần bạn nhé.