skip to Main Content
HỌC CÁCH ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ SỞ HỮU CĂN NHÀ ĐẦU TIÊN

Bài học số 23: Cách thực hiện phân bổ khoản đầu tư cá nhân vào trái phiếu doanh nghiệp iBond như thế nào.

Post Series: HỌC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

Chào Nhà đầu tư,

Đứng trước một lựa chọn đầu tư số tiền bao nhiêu vào trái phiếu quả là rất khó khăn đối với mỗi nhà đầu tư. Bởi số tiền đầu tư vào một kênh đầu tư nó phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị đầu tư của bạn.

Vậy đó với trái phiếu iBond thì bạn nên phân bổ số tiền như thế nào ? Chúng ta hãy cùng xem xét các nguyên tắc sau:

1. Không bao giờ bỏ trứng vào một giỏ

Đây là lời khuyên nổi tiếng của tỉ phú Warren Buffett mà không ai có thể quên khi tham gia đầu tư. Với kinh nghiệm đầu tư của tôi thì việc không bỏ trứng vào một giỏ sẽ giúp  tôi có thể giảm thiểu rủi ro rất lớn trong việc mất vốn.

Lấy ví dụ đơn giản như sau: Trong thời đại dịch Covid -19 nếu tôi đầu tư toàn bộ tiền của mình vào linh vực kinh doanh nhà hàng, ăn uống. Có lẽ tôi đã mất tất cả bởi chỉ trong 3 tháng dịch thôi, Khách  hàng không đến ăn, mọi doanh thu đã rất thấp và không đủ bù đắp chi phí, hầu như việc kinh doanh gần như là phá sản.

Nhưng tôi đã không bỏ toản bộ khoản đầu tư của mình vào đầu tư hộ kinh doanh. Tôi chỉ bỏ một phần tiền khoảng 20% trong tổng các khoản đầu tư của tôi vào kênh kinh doanh nhà hàng thôi.

Vì vậy mà các kênh đầu tư khác của tôi như vàng, ngoại tệ, trái phiếu, cho vay ngang hàng vẫn đem lại thu nhập cho tôi.

2. Tỷ lệ phân bổ khoản đầu tư là bao nhiêu

Tỷ lệ phân bổ tiền vào kênh đầu tư nào phụ thuộc vào 3 yếu tố như sau:

  • Mức độ hiểu biết của bạn vào lĩnh vực ngành nghề đó.
  • Mức sinh lời của khoản đầu tư.
  • Mức độ chấp nhận mất vốn khoản đầu tư đó.

Trên cơ sở các yếu tố này thì bạn sẽ phân bổ khoản đầu tư của mình phù hợp vào mảng đó.

Tôi lấy một ví dụ bạn dễ hình dung như sau: Tôi là chuyên viên tài chính trong ngân hàng nên rất am hiểu về cho vay tín dụng và tôi luôn mong muốn có một mức sinh lời cao từ hoạt động đầu tư cho vay ngang hàng. Vì vậy mà tôi đã dành tỷ trọng trên 50% số tiền đầu tư của mình vào kênh này.

Nhưng với kênh đầu tư cổ phiếu tôi không có am hiểu nhiều, khả năng chấp nhận mất vốn của tôi ở kênh cổ phiếu là cao nên tôi chọn quỹ đầu tư cổ phiếu với số tiền nhỏ hơn. Chiếm khoảng 10% giá trị các khoản đầu tư.

3. Số tiền nên phân bổ vào kênh đầu tư trái phiếu iBond là bao nhiêu

Như các nội dung tôi đã nói ở trên, trái phiếu là kênh đầu tư có mức rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm Ngân hàng nhưng có mức sinh lời cao hơn từ 2,5% – 4%/năm.

Bản chất của trái phiếu là một khoản mà nhà đầu tư cho doanh nghiệp vay với một mức lãi suất và một thời gian cố định. Như vậy khả năng trả nợ của doanh nghiệp rất quan trọng trong phương án đầu tư của nhà đầu tư.

Nếu nhà đầu tư có kiến thức, am hiểu đánh giá được về năng lực tài chính của doanh nghiệp đồng thời muốn có một mức lợi nhuận cao thì có thể tham gia đầu tư với số tiền ở một tỷ trọng lớn hơn so với các kênh đầu tư khác.

Với tôi là người cũng rất am hiểu về kênh đầu tư trái phiếu này nhưng lãi suất chưa đạt kỳ vọng của tôi nên tôi cũng chỉ tham gia ở mức 20% tổng tài sản đầu tư. Đây coi như một khoản tiết kiệm đầu tư của tôi.

Vậy chúng ta sẽ cùng đi vào một ví dụ cụ thể để các bạn dễ hình dung nhé.

Tôi có 200 triệu, tôi xác định 20% đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, tương đương là 40 triệu.

Trong đó đầu tư trái phiếu linh hoạt: 10% tương đương 20 triệu, đầu tư trái phiếu tích luỹ bền vững (20 triệu).

  • Chọn trái phiếu đầu tư linh hoạt (10% tương đương 20 triệu đồng): Với các trái phiếu hàng đầu trên thị trường như Vingroup, Masan tính thanh khoản cao, có thể bán đi bất cứ khi nào cũng được trên chợ giao dịch trái phiếu iConnect.
  • Chọn trái phiếu đầu tư tích luỹ bền vững (10% tương đương 20 triệu đồng): Với các trái phiếu tầm trung, có tài sản đảm bảo, tôi sẽ chọn đầu tư tích luỹ bền vững. Ví dụ như trái phiếu Vinametric, Công ty đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc…. Những trái phiếu này thanh khoản kém hơn, bán trên iConnect sẽ khó hơn các trái phiếu hàng đầu.

Trên đây là một số phân tích giúp bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư với một số tiền vào kênh đầu tư trái phiếu iBond. Hãy nhớ rằng kênh đầu tư nào cũng có rủi ro kể cả trái phiếu chính phủ hay gửi tiết kiệm ngân hàng.

Chúc bạn sẽ có một quyết định sáng suốt trước khi tham gia đầu tư trái phiếu iBond.

Tôi luôn đồng hành cùng bạn với các trải nghiệm tuyệt vời về đầu tư trái phiếu trên trang website này. Hy vọng sẽ được thảo luận cùng bạn ở cuối bài viết này về quan điểm đầu tư của bạn.

Xin cảm ơn bạn.

Bạn có thể quan tâm
Quay trở lại Bài học số 22: Nhà đầu tư nên tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Ibond với số tiền bao nhiêu?

Tiếp tục Bài học số 24: Hướng dẫn xác nhận tài sản trái phiếu doanh nghiệp đầu tư tại Techcom Securities.

Xem toàn bộ: Bài học đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Miễn Phí

Để cùng thảo luận và học hỏi chi tiết hơn: THAM GIA CỘNG ĐỒNG NHÀ ĐẦU TƯ TCBS

Tham gia Group  tư vấn đầu tư tại TCBS (Zalo):  https://zalo.me/g/ymnlvu541

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trịnh Công Hòa

Xin chào Anh/chị và các bạn thân mến. Hòa là Admin của Blog tài chính cá nhân TienCuaToi.vn

Hòa xây dựng Blog TienCuaToi để hướng dẫn mọi người sớm độc lập tài chính và thực hiện được các mục tiêu tài chính trong cuộc đời mình. Thu nhập thụ động, Chi tiêu, Tiết kiệm và Đầu tư là các chủ để mà Hòa sẽ tập trung chia sẻ hàng tuần trên Blog này.

Tìm hiểu thêm về Hòa tại đây.  Follow Hòa trên Facebook cá nhânđăng ký kênh Youtube  và Nghe Podcast Tâm Sự Tài Chính hàng tuần bạn nhé.